Hội thảo trực tuyến Zoom Webinars có nhiều vai trò: người chủ trì, đồng chủ trì, người tham gia chính và người dự thính. Người chủ trì sẽ chỉ định vai trò của bạn trong hội thảo trực tuyến.

Lợi ích của khảo sát phúc lợi nhân viên

Khảo sát lợi ích nhân viên mang lại nhiều giá trị cho cả tổ chức và người lao động. Thông qua việc tích cực tìm kiếm phản hồi và hiểu biết sâu sắc từ nhân viên, bộ phận nhân sự có thể xây dựng gói phúc lợi không chỉ đáp ứng nhu cầu của nhân viên mà còn góp phần vào thành công chung của công ty. Hãy cùng tìm hiểu tầm quan trọng của việc khảo sát nhân viên.

Xác định mức chuẩn và lợi thế cạnh tranh

Khảo sát phúc lợi nhân viên cũng cung cấp dữ liệu so sánh hữu ích, giúp doanh nghiệp duy trì vị thế cạnh tranh trên thị trường lao động. Bằng việc đối chiếu gói phúc lợi của mình với các tiêu chuẩn trong ngành, bộ phận nhân sự có thể xác định những điểm còn hạn chế hoặc vượt trội.

Thông tin này là cơ sở để cải tiến các phúc lợi cụ thể hoặc toàn bộ chương trình. Chẳng hạn, nếu kết quả khảo sát cho thấy chính sách nghỉ thai sản dành cho cha mẹ của công ty kém hấp dẫn hơn so với đối thủ, đội ngũ nhân sự có thể nâng cấp lợi ích để thu hút và giữ chân nhân tài hàng đầu.

Việc thường xuyên so sánh và điều chỉnh gói phúc lợi thể hiện cam kết của doanh nghiệp đối với đời sống của nhân viên, đồng thời xây dựng hình ảnh tích cực về thương hiệu tuyển dụng. Đây có thể là lợi thế cạnh tranh đáng kể trong một thị trường nhân lực sôi động, giúp công ty nổi bật như một nhà tuyển dụng hàng đầu.

Tối ưu hóa chi phí và nguồn lực

Khảo sát phúc lợi còn giúp doanh nghiệp tối ưu hóa chi phí và nguồn lực. Thông qua việc xác định những phúc lợi ít được sử dụng hoặc kém giá trị đối với nhân viên, bộ phận nhân sự có thể đưa ra quyết định phân bổ ngân sách hợp lý hơn.

Ví dụ, nếu kết quả khảo sát cho thấy một phúc lợi cụ thể hiếm khi được nhân viên sử dụng, công ty có thể cân nhắc thay thế bằng một lợi ích thiết thực và phổ biến hơn. Việc này vừa tiết kiệm chi phí, vừa đảm bảo gói phúc lợi thực sự đáp ứng nhu cầu của người lao động.

Tương tự, kết quả khảo sát phúc lợi cũng hỗ trợ đội ngũ nhân sự đưa ra quyết định sáng suốt khi lựa chọn các gói phúc lợi và nhà cung cấp. Hiểu được điều gì được nhân viên đánh giá cao nhất sẽ giúp họ đàm phán hiệu quả với các đối tác, xây dựng những gói dịch vụ mang lại giá trị tối ưu cho cả tổ chức lẫn người lao động.

Nâng cao sự hài lòng và khả năng giữ chân nhân viên

Một trong những lợi ích chính của khảo sát phúc lợi nhân viên là khả năng cải thiện sự hài lòng và giữ chân nhân tài. Khi doanh nghiệp dành thời gian lắng nghe và ghi nhận ý kiến của nhân viên, điều đó thể hiện rằng doanh nghiệp coi trọng hạnh phúc và tiếng nói  của nhân viên. Từ đó, sự gắn kết và lòng trung thành của nhân viên với tổ chức sẽ được nâng cao.

Dựa trên kết quả khảo sát, đội ngũ nhân sự có thể điều chỉnh gói phúc lợi để đảm bảo cung cấp những lợi ích phù hợp nhất với lực lượng lao động. Khi nhân viên cảm thấy được đáp ứng nhu cầu và có tiếng nói trong việc xây dựng chính sách phúc lợi, họ sẽ hài lòng hơn với công việc và tránh ý nghĩ nghỉ việc.

Bên cạnh đó, một chương trình phúc lợi hấp dẫn, phản ánh mong muốn của nhân viên còn là công cụ hiệu quả để thu hút nhân tài. Trong bối cảnh thị trường lao động cạnh tranh hiện nay, ứng viên không chỉ quan tâm đến mức lương mà còn mong muốn làm việc cho những công ty coi trọng hạnh phúc của họ và cung cấp các lợi ích nâng cao chất lượng cuộc sống. Bằng cách thường xuyên khảo sát và cải tiến chính sách phúc lợi, doanh nghiệp có thể khẳng định vị thế là nhà tuyển dụng hàng đầu, vượt trội so với đối thủ.

Một lợi ích đáng kể khác của khảo sát phúc lợi của nhân viên là khả năng thúc đẩy việc sử dụng phúc lợi. Nhiều công ty cung cấp đa dạng lợi ích nhưng nhận thấy một số trong đó không được nhân viên tận dụng triệt để. Nguyên nhân có thể do chưa hiểu hết về cách thức hoạt động hoặc lợi ích mà chúng mang lại.

Khảo sát phúc lợi giúp xác định những lợi ích nào chưa được sử dụng hiệu quả và tìm ra lý do. Từ đó, bộ phận nhân sự có thể triển khai các chiến dịch tuyên truyền và đào tạo nhằm nâng cao nhận thức và hiểu biết của nhân viên về từng loại phúc lợi cụ thể, thông qua email, hội thảo hoặc tư vấn trực tiếp.

Khi nhân viên nhận thức đầy đủ và biết cách tiếp cận các chương trình phúc lợi, họ sẽ tận dụng tốt hơn những lợi ích như chăm sóc sức khỏe, hỗ trợ sức khỏe tinh thần hay cơ hội phát triển nghề nghiệp. Điều này giúp cải thiện sức khỏe và năng suất tổng thể của người lao động, giúp họ phát huy hết tiềm năng trong công việc.

Cơ khí là gì? Vai trò của cơ khí trong đời sống

Cơ khí là ngành không học kỹ thuật được ứng dụng rộng rãi, có vai trò quan trọng đối với tât cả các ngành sản xuất và đời sống. Cơ khí tạo ra các sản phẩm máy móc, thiết bị nhằm hỗ trợ hoặc thay thế lao động sức người, giúp nâng cao năng suất, thực hiện những công việc phức tạp hoặc có độ nguy hiểm cao.

Vận dụng cơ khí và kỹ thuật cơ khí giúp nâng cao năng suất lao động hơn

Cơ khí tạo ra các loại máy móc, công cụ nhằm hỗ trợ, hoặc thay thế hoàn toàn lao động sức người.

2. Cách tạo ra sản phẩm cơ khí hoàn chỉnh

Một sản phẩm cơ khí hoàn thiện được cấu tạo lên từ nhiều chi tiết cơ khí.

Mỗi chi tiết cơ khí sẽ có đặc điểm và vai trò khác nhau trong tổng thể một sản phẩm cơ khí.

3. Vai trò của cơ khí trong sự phát triển của ngành kinh tế

Công nghiệp cơ khí mang lại nhiều công nghệ hữu ích cho đời sống con ngời, giúp cho những hoạt động của con người trở nên nhẹ nhàng hơn và có thể thay thế con người thực hiện những công việc nằm ngoài khả năng tự nhiên.

Ngành công nghiệp cơ khí phát triển, kéo theo sự phát triển của các nhà máy nghiên cứu và chế tạo sản phẩm cơ khí ngày càng nhiều, góp phần tạo công ăn việc làm cho một lượng lớn lao động trong nước.

Phát triển cơ khí là mũi nhọn giúp hiện đại hoá ngành công nghiệp sản xuất và vận chuyển của đất nước.Có thể nói công nghiệp cơ khí chính là nền tảng để giúp các ngành công nghiệp khác phát triển, đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển đất nước. Nhiều quốc gia được biết đến như các cường quốc công nghiệp hiện nay như Trung Quốc, Nhật Bản, Đức…

4. Tình hình phát triển công nghiệp cơ khí tại Việt Nam

Theo thống kê, Việt Nam chỉ mới tự cung ứng được khoảng 30% các sản phẩm cơ khí. Vào những năm đầu của thế kỷ 20, ngành cơ khí của Việt Nam chủ yếu là các xưởng quân cụ chuyên sửa chữa xe quân sự, vũ khí và các khí tài quân sự khác rải rác khắp các tỉnh thành của cả nước. Tuy nhiên do công nghệ thời kỳ đó còn khá hạn chế nên các công xưởng chủ yếu chuyên về cán, kéo sắt ri, đột dập… ở dạng vừa vả nhỏ.

Trải qua gần 20 năm phát triển, hiện nay cả nước ta có khoảng 30.000 doanh nghiệp cơ khí lớn nhỏ. Đóng góp hàng tỷ USD cho ngân sách nhà nước và tạo ra hàng triệu việc làm cho người lao động.

Các ngành công nghiệp cơ khí trong nước đã và đang từng bước được phát triển mạnh mẽ, sản xuất và ứng dụng rộng rãi trong các ngành nông – lâm – ngư nghiệp, công nghiệp, dịch vụ và vận chuyển… phục vụ trong nước và xuất khẩu.

Bước nhảy vọt đáng chú ý nhất của ngành công nghiệp trong nước những năm gần đây có thể kể đến việc chúng ta đã có thể tự sản xuất, lắp ráp được hầu hết các chủng loại xe cơ giới như xe máy, ô tô con, ô tô tải, xe khách, các dòng xe điện… Giúp nâng tỷ lệ nội địa hoá của các sản phẩm kể trên lên đến 85-95%, từ đó giảm đáng kể giá thành và kích kích nhu cầu cầu của thị trường trong và ngoài nước.

Tuy nhiên theo đánh giá của Bộ Công Thương, Việt Nam đã có những bước tiến lớn trong ngành cơ khí chế tạo, nhưng do hạn chế về kỹ thuật và công nghệ nên mới chỉ đáp ứng được khoảng 30% nhu cầu máy móc trong nước.

Theo báo cáo hàng năm, Việt Nam đang phải nhập khẩu số lượng lớn máy móc thiết bị và phụ tùng (chiến 40-50% kim ngạch xuất khẩu). Ngoài ra có tới 70% các máy móc, thiết bị nông nghiệp đều là nhập khẩu.

Bên cạnh đó, ngành luyện kim của nước ta cũng có nhiều hạn chế, một số kim loại hoặc sản phẩm cơ khí có yêu cầu đặc biệt vẫn chưa thể tự cung cấp mà phải nhập khẩu từ nước ngoài.

5. Động lực để thúc đẩy ngành công nghiệp tại Việt Nam

Nhận thấy được tầm quan trọng của ngành cơ khí trong việc phát triển đất nước, Chính Phủ và Bộ Công Thương Việt Nam đã có nhiều chủ trương, hoạt động hỗ trợ các doanh nghiệp cơ khí trong nước phát triển, đồng thời cũng có nhiều chính sách, chế độ ưu đãi để thu hút các doanh nghiệp nước ngoài đến Việt Nam.

Mặt khác, với lợi thế về nguồn lao động dồi dào, chi phí nhân công rẻ cùng với những chính sách hấp dẫn của nhà nước. Ngày càng có nhiều doanh nghiệp lớn trên thế giới quan tâm và xây dựng nhà máy khắp các tỉnh trong cả nước có thể kể đến như Samsung, Honda, Huyndai, Toshiba, LG... Khi các doanh nghiệp lớn gia nhập thị trường Việt Nam sẽ góp phần thúc đẩy sự phát triển của toàn bộ ngành công nghiệp. Bên cạnh đó, còn giúp đào tạo lực lượng nhân công có tay nghề và trình độ chuyên môn cao, mang đến những công nghệ và kỹ thuật mới mà chúng ta có thể học hỏi và ứng dụng rộng rãi.

Việc rèn luyện thể chất, sức khỏe thể chất có nhiều ý nghĩa đối với sức khỏe và sự phát triển của con người. Việc này không chỉ giúp con người có sức khỏe tốt mà còn giúp bạn rèn luyện tính kỷ luật, ý thức tập thể, ý chí và giảm căng thẳng.

1. Vai trò của rèn luyện thể chất đối với sức khỏe

Đối với con người, sức khỏe và trí tuệ là hai điều đáng quý nhất. Chỉ có sức khỏe tốt thì mới giúp ích cho quá trình rèn luyện trí tuệ phát triển tốt. Vì vậy, hình thành thói quen tập thể dục thể thao thường xuyên sẽ giúp bạn có sức khỏe tốt để học tập tốt, hiệu quả hơn. Xã hội phát triển nhanh chóng, đời sống con người cũng phát triển và được nâng cao hơn. Do đó, đối với các nước phát triển việc luyện tập thể dục thể thao diễn ra theo khoa học và trở thành điều thiết yếu đối với cuộc sống hàng ngày.

Đối với việc rèn luyện thể chất đem lại cho con người nhiều lợi ích mang tính chất thiết thực giống việc kiểm soát cân nặng, không để tình trạng thừa cân, béo phì, hạn chế các bệnh liên quan tới béo phì và cải thiện tình trạng sức khỏe, trí nhớ. Không chỉ vậy, việc luyện tập thường xuyên còn đem lại nhiều lợi ích, hiệu quả đối với việc ngăn ngừa các bệnh mạn tính như tim mạch, tiểu đường, huyết áp.

Ngoài ra còn có hiệu quả khi phòng ngừa tốt các bệnh ung thư trực tràng, ung thư vú, ung thư gan, giúp cải thiện đời sống tình dục. Rèn luyện thể chất đúng cách còn giúp cải thiện giấc ngủ, dễ ngủ, ngủ sâu và ngon giấc hơn.

2. Giáo dục thể chất và ý nghĩa của việc rèn luyện thể chất

Rèn luyện giáo dục thể chất là nội dung được quan tâm, cần được thực hiện đối với mọi lứa tuổi, mọi người. Việc rèn luyện kiến thức, kỹ năng vận động cơ bản, hình thành thói quen luyện tập thể dục, thể thao để rèn luyện sức khỏe, giúp phát triển toàn diện về các yếu tố thể lực, sức khỏe, tầm vóc, giáo dục văn hóa thể chất, giúp nâng cao sức khỏe tinh thần, biết cách thích ứng với cuộc sống, xã hội, điều kiện sống và các điều kiện môi trường, học tập, lao động khác.

Việc rèn luyện thể chất đem lại nhiều lợi ích và có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với từng giai đoạn phát triển của con người. Những ý nghĩa đó được thể hiện ở nhiều mặt lợi ích như: Rèn luyện thể chất giúp giữ gìn sức khỏe, nâng cao thể lực, tầm vóc phù hợp với giới tính, lứa tuổi, giúp sức khỏe cá nhân của mỗi người phát triển khỏe mạnh.

Việc rèn luyện thể chất giúp tạo dựng cơ sở cho sự phát triển năng lực thể chất toàn diện, củng cố sức khỏe và hình thành hệ thống kỹ năng, kỹ xảo. Điều này giúp con người phát triển toàn diện thể lực và các kỹ năng vận động cơ bản, các kỹ năng vận động tự động, sáng tạo, năng lực thể lực như sức mạnh, sức bền,...

Rèn luyện thể chất giúp cơ thể có năng lực giao tiếp ứng xử, có năng lực vượt chướng ngại vật, phòng tránh các tình trạng nguy hiểm như đuối nước và tạo dựng khả năng dễ dàng thích nghi với môi trường sống, điều này khiến việc rèn luyện hiệu quả đem lại các phẩm chất giáo dục, đạo đức, ý chí, văn hóa hình thể cá nhân và có khả năng xây dựng lối sống lành mạnh.

Luyện tập thể dục, thể thao giúp mọi người phát triển một cách toàn diện về cơ thể, sức khỏe.

Ngoài ra, rèn luyện thể chất không chỉ đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển toàn diện của cơ thể mà còn đem lại những tác động tích cực tới con người về mặt trí lực. Việc chăm sóc sức khỏe, nâng cao sức khỏe là biện pháp đem lại hiệu quả cao, phù hợp với quy luật phát triển tâm sinh lý của con người.

Rèn luyện thể chất bằng nhiều loại môn thể thao khác nhau đòi hỏi sự nỗ lực của cá nhân về thể chất và ý chí, tinh thần. Điều này còn hữu ích trong việc phát triển phẩm chất đạo đức và nhân cách của con người một cách tự nhiên. Quá trình rèn luyện thể chất sẽ giúp con người rèn luyện ý chí, lòng dũng cảm, tinh thần đồng đội, tính kiên trì, có ý thức tập thể, tinh thần kỷ luật cao,... Do đó, thói quen rèn luyện thể chất là cách giúp xây dựng đời sống văn hóa tinh thần lành mạnh giúp góp phần đẩy lùi tệ nạn xã hội và xây dựng niềm tin, tinh thần lạc quan cho mọi người.

Rèn luyện thể chất giúp trí não thư thái, làm giảm tình trạng căng thẳng, lo âu ở con người. Ngoài ra, các nghiên cứu còn đưa ra kết quả nếu luyện tập thường xuyên sẽ gây ảnh hưởng đến nhiều các chức năng của hệ thần kinh. Điều này làm phát triển và khả năng hoạt động của não bộ giúp giảm stress, cải thiện giấc ngủ, tinh thần lạc quan, khả năng nhận thức.

Vì vậy, rèn luyện thể chất đóng vai trò quan trọng đối với sức khoẻ thể chất, sức khỏe tinh thần của con người. Rèn luyện thể chất có ý nghĩa to lớn đối với việc phát triển, bồi dưỡng nhân tố con người và giúp nâng cao thể lực, hoàn thiện các năng lực thể chất, phát triển trí lực, giáo dục nhân cách, đạo đức, xây dựng lối sống lành mạnh.

Bằng việc chủ động thu thập phản hồi từ nhân viên, bạn sẽ hiểu rõ hơn nhu cầu và mong muốn của nhân viên đối với gói đãi ngộ. Thông tin chi tiết từ khảo sát giúp bạn đưa ra những quyết định dựa trên dữ liệu, từ đó nâng cao sự hài lòng và mức độ gắn bó của nhân viên với công ty.

Khảo sát phúc lợi đóng vai trò thiết yếu trong việc giúp doanh nghiệp thấu hiểu mong muốn và đánh giá mức độ hài lòng của nhân viên đối với các chương trình phúc lợi hiện tại. Nhờ vậy, bộ phận nhân sự có thể đưa ra những quyết định sáng suốt, xây dựng gói phúc lợi hiệu quả, đáp ứng nhu cầu thiết thực của đội ngũ, từ đó nâng cao sự hài lòng, gắn kết và hiệu quả công việc của nhân viên.

Có nhiều loại khảo sát lợi ích khác nhau, mỗi loại đều có mục đích riêng:

Việc thực hiện khảo sát lợi ích định kỳ cho phép các chuyên gia nhân sự đáp ứng nhu cầu luôn thay đổi của lực lượng lao động. Kết quả thu được sẽ là nền tảng để xây dựng chiến lược phúc lợi, đảm bảo công ty đầu tư vào những lợi ích thực sự quan trọng với nhân viên. Điều này sẽ thúc đẩy sự hài lòng trong công việc, nâng cao năng suất và khả năng giữ chân nhân tài – những yếu tố then chốt dẫn đến thành công trong kinh doanh.