Thực Phẩm Long An
ƯU ĐIỂM CỦA THỰC PHẨM ĐÔNG LẠNH NHẬP KHẨU LÀ GÌ ?
V. Giải pháp 3M Scotch-Brite™ Cleaning Solutions tiêu chuẩn HACCP trong việc đảm bảo An Toàn Thực Phẩm Dành Cho Nhà Máy Chế Biến Thực Phẩm
Trên đây là tất cả những điều mà hygi biết về các tiêu chuẩn quy định liên quan đến vấn đề An Toàn Thực Phẩm Dành Cho Nhà Máy Chế Biến Thực Phẩm. Hygi hi vọng chia sẻ của mình có thể giúp ích đến các bạn để bạn có cái nhìn tổng quát hơn về các tiêu chuẩn, cũng như các sản phẩm liên quan đến các tiêu chuẩn này để bảo vệ sức khỏe của mình thật tốt.
III. Tiêu chuẩn FSSC (Food Safety System Certification)
Tổ chức chứng nhận hệ thống an toàn thực phẩm.
IV. Tiêu chuẩn BRC (British Retailer Consortium)
Tiêu chuẩn toàn cầu về an toàn thực phẩm do Hiệp hội bán lẻ Anh thiết lập.
GMP (Good Manufacturing Practices)
Thực hành sản xuất tốt. GMP là quy phạm sản xuất. GMP kiểm soát các yếu tố trong quá trình sản xuất chế biến, từ khâu tiếp nhận nguyên liệu đến thành phẩm cuối cùng. GMP đưa ra các yêu cầu:
– Yêu cầu về nhân sự: xây dựng chuẩn mực các vị trí làm việc để tuyển dụng phù hợp về trình độ, năng lực, sức khỏe.
– Yêu cầu thiết kế, lắp đặt nhà xưởng, thiết bị chế biến
– Yêu cầu kiểm soát vệ sinh, nhà xưởng
– Yêu cầu kiểm soát quá trình chế biến: tiêu chuẩn về nguyên liệu, công thức,sản phẩm
– Yêu cầu kiểm soát quá trình bảo quản, phân phối. Đối tượng và phạm vi kiểm soát của GMP:
– Vệ sinh sản xuất, môi trường, cá nhân – Quá trình sản xuất: thao tác công nhân, yêu cầu về nguyên liệu,
– Chất lượng sản phẩm: thử nghiệm mẫu
Tiêu Chuẩn An Toàn Thực Phẩm Dành Cho Nhà Máy Chế Biến Thực Phẩm
Vấn đề sức khoẻ và an toàn thực phẩm đang ngày trở nên phức tạp và vì vậy ngày càng có nhiều những tiêu chuẩn quy định về vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm, trong đó có thể nói đến các tiêu chuẩn như: HACCP, GMP, ISO, BRC, FSSC 22000. Sau đây cùng Hygi tìm hiểu một số tiêu chuẩn quy định về An Toàn Thực Phẩm Dành Cho Nhà Máy Chế Biến Thực Phẩm nhé.
HACCP viết tắt của cụm từ: Hazard Analysis and Critical Control Point (phân tích mối nguy và các điểm kiểm soát tới hạn). Nhằm ngăn ngừa và kiểm soát các mối nguy xảy ra trong từng giai đoạn của quy trình công nghệ, xác định cụ thể các yếu tố rủi ro, thực hiện biện pháp giám sát đồng thời hạn chế tới mức thấp nhất các mối nguy hại cho sản phẩm.
Các yêu cầu tiên quyết của HACCP (GMP và SSOP)
SSOP (Sanitation Standard Operating Procedures)
Quy trình làm vệ sinh và thủ tục kiểm soát vệ sinh dung để đạt được các yêu cầu vệ sinh chung của GMP.
Điểm khác nhau giữa GMP và SSOP
GMP cùng SSOP kiểm soát các yếu tố liên quan đến chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm.
GMP dựa trên quá trình thực hành sản xuất
HACCP tập trung phân tích vào những điểm quan trọng của quá trình sản xuất để giảm thiểu và kiểm soát các rủi ro về mất an toàn và vệ sinh thực phẩm.
1. Nguyên tắc 1: Phân tích mối nguy và xác định biện pháp phòng ngừa
Xác định các mối nguy ở mọi giai đoạn, từ sơ chế, chế biến và tới khâu tiêu thụ.
Có 3 mối nguy cần phân tích và kiểm soát:
• Mối nguy vật lý: Trong nguyên liệu: đất, cát.. Công nhân sản xuất: tóc, nữ trang.. Nhà xưởng: bụi..
• Mối nguy hóa học: chất hóa học có sẵn hoặc do con người sơ ý đưa vào nhưng không kiểm soát được hàm lượng. Con người sơ ý đưa vào: chất phụ gia(không kiểm soát hàm lượng) Trong nguyên liệu: có thuốc trừ sâu.
• Mối nguy sinh học: Các ký sinh trùng, vi sinh vật mà độc tố của chúng sinh ra.
2. Nguyên tắc 2: Xác định các điểm kiểm soát tới hạn (CCP): được tiến hành phân tích trên quá trình lưu trữ, chế biến, sản xuất thực phẩm dựa trên từng giai đoạn công nghệ sản xuất.
3. Nguyên tắc 3: Thiết lập các ngưỡng tới hạn: các ngưỡng tới hạn không được vượt quá nhằm đảm bảo khống chế có hiệu quả.
4. Nguyên tắc 4: Thiết lập hệ thống giám sát các điểm kiểm soát tới hạn: xây dựng hệ thống các chương trình thử nghiệm hoặc quan sát nhằm giám sát tình trạng của các điểm kiểm soát tới hạn.
5. Nguyên tắc 5: Thiết lập kế hoạch hành động khắc phục.
6. Nguyên tắc 6: Thiết lập các thủ tục xác minh: nhằm khẳng định hệ thống HACCP đang hoạt động hiệu quả.
7. Nguyên tắc 7: Thiết lập thủ tục lưu trữ
ISO (International Organization for Standardization): Tổ chức Quốc tế về Tiêu chuẩn hóa.
– Tiêu chuẩn an toàn thực phẩm ISO 22000: Sẽ tập trung mang đến các bước thực hiện để có thể xây dựng; thiết lập những biện pháp kiểm soát. Phòng ngừa những mối nguy của an toàn thực phẩm. Kiểm soát, kiểm tra điều kiện vệ sinh nhà xưởng và phòng tránh nhiễm bẩn, nhiễm khuẩn vào thực phẩm.
Được xây dựng dựa trên nguyên lý HACCP – kết hợp cùng những yêu cầu về hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001. Tiêu chuẩn này được áp dụng cho việc chế biến, sản xuất, cung ứng thực phẩm từ việc trồng trọt, chăn nuôi.
Đối tượng áp dụng tiêu chuẩn ISO 22000 rất đa dạng.
• Những nông trại, trang trại sữa và những ngư trường.
• Những đơn vị chế biến thức ăn chăn nuôi, thịt, cá. Những đơn vị sản xuất thức uống, bánh mì, ngũ cốc, thực phẩm đóng hộp hoặc đông lạnh.
• Những đơn vị cung cấp dịch vụ thực phẩm như: nhà hàng, khách sạn, bệnh viện, hệ thống cung cấp thức ăn nhanh; những hệ thống bán thực phẩm lưu động.
• Những dịch vụ hỗ trợ cho ngành thực phẩm bao gồm: lưu trữ và phân phối thực phẩm, cung cấp những máy móc, thiết bị chế biến thực phẩm; nguyên vật liệu, các chất phụ gia, dịch vụ đóng gói, dịch vụ dọn dẹp và vệ sinh.
– ISO 9001: 2015 – Tiêu chuẩn Hệ thống quản lý chất lượng phiên bản 2015
– ISO 22000: 2018 – Tiêu chuẩn Hệ thống quản lý An toàn thực phẩm phiên bản 2018, kết hợp cùng với hệ thống tiêu chuẩn HACCP, nâng cao phạm vi kiểm soát và chất lượng sản phẩm.