Quận Tây Hồ là trung tâm Hà Nội với cơ sở vật chất được đầu tư phát triển từ rất sớm. Bao quanh quận là quang cảnh thiên nhiên với những khoảng không gian xanh, thoáng đãng. Nổi bật là Hồ Tây với diện tích lên đến 526 ha, là hồ nước lớn nhất Hà Nội. Hồ Tây chính là lá phổi xanh của toàn thành phố.

Nguyễn Hoàng Tôn (Tây Hồ – Hà Nội)

Đường: dài 700m; từ đường Lạc Long Quân chạy cạnh trụ sở Ủy ban nhân dân quận Tây Hồ đến giáp địa phận huyện Từ Liêm.

Đất đai hai xã Phú Thượng và Xuân La huyện Từ Liêm trước, nay là đường giáp ranh giữa hai phường Xuân La và Phú Thượng, quận Tây Hồ.

Phố: dài 120m; từ phố Thụy Khuê đến đường Hoàng Hoa Thám, nối với đường vào trường đua ngựa cũ. Đất phường Thụy Chương, tổng Trung, huyện Vĩnh Thuận cũ.

Nay thuộc phường Thụy Khuê, quận Tây Hồ. Thời Pháp thuộc vẫn gọi là dốc Tam Đa. Do ở đầu dốc có hiệu thuốc bắc của người Hoa có bày ba tượng Phúc – Lộc – Thọ mà thành tên.

Phố: dài 500m; từ số 143 An Dương Vương đến chợ Phú Gia, phường Phú Thượng: quận Tây Hồ, Tên mới đặt tháng 1 – 2006.

Phú Gia: là tên một trong 3 thôn của xã Phú Thượng, huyện Từ Liêm, nay là phường Phú Thượng, quận Tây Hồ. Đây là nơi đầu tiên Chủ tịch Hồ Chí Minh từ Việt Bắc về Hà Nội sau Cách mạng tháng 8-1945.

Việc lựa chọn để đặt tên cho đường phố này là hết sức quan trọng nhằm bảo tồn những địa danh đã gắn liền với lịch sử và văn hóa của dân tộc. Cùng với sự phát triển của thủ đô Hà Nội, quận Tây Hồ thuộc khu vực phát triển của Thành phố trung tâm. Như vậy, trong tương lai, Tây Hồ sẽ là khu vực trung tâm của thủ đô Hà Nội. Với vị trí đó, Tây Hồ có điều kiện đặc biệt thuận lợi thu hút các nguồn lực (bao gồm cả nguồn vốn tài chính, nguồn nhân lực và khoa học – công nghệ) để thúc đẩy nhanh sự phát triển kinh tế – xã hội của Quận nói riêng và của thủ đô Hà Nội nói chung.

Ngày nay quận Tây Hồ với nhiều khu đô thị nổi tiếng Hà Nội như: đô thị Tây Hồ Tây, khu chung cư 6th element, khu đô thị Sunshine City, Khu chung cư cao cấp Kosmo Tây Hồ, Khu chung cư Watermark Hồ Tây tạo thành quần thể đẹp cho quận Tây Hồ.

Địa chỉ: 197A nghi Tàm, Yên Phụ, Tây Hồ, Hà Nội

Phố Nhật Chiêu (Tây Hồ – Hà Nội)

Đường Nhật Chiêu là con phố mới tại quận Tây Hồ thành phố Hà Nội có chiều dài hơn 1 km; mặt đường trải nhựa rộng: 9,5m – 11,5m, cho đoạn từ vườn hoa cuối đường Nguyễn Hoàng Tôn đến công viên nước Hồ Tây, thuộc phường Nhật Tân, quận Tây Hồ. Đường rải nhựa atphan, có vỉa hè rộng và cây xanh hai bên đường, có đèn chiếu sáng, hạ tầng cơ sở  và dân cư ổn định.

Nhật Chiêu là tên cổ của Nhật Tân nằm ở phía Bắc của hồ Tây và  trải cả hai bên Đông và Tây, năm 1890 vì kỵ húy vua Thành Thái (Nguyễn Phúc Chiêu) nên đổi thành Nhật Tân.

Làng Nhật Tân hiện nay có 4 thôn cách nhau bằng những cánh đồng hoa sen và quất đào, trong đó thôn Tây lớn nhất và đông dân hơn cả do có vị trí địa lý thuận lợi với địa điểm bến Trại Cá (nay là một cơ sở quốc doanh cá Hồ Tây). Thôn Nam (xóm Lò) có nghề trồng hoa cúc, nay với những danh lam nổi tiếng cạnh hồ như: ngôi chùa Tào Sách (Linh Sơn tự). xưa kia Thôn Bắc và thôn Đông chủ yếu chuyên nghề nông nghiệp, ở đây có di tích thờ bảy vị thành hoàng là Uy Linh Lang con của bà Lạc Phi thời Lý.

Ngày nay với việc cải tạo đường ven hồ, phố Nhật Chiêu lại là một trong những phố đẹp của quận tây Hồ, thu hút rất nhiều khách tham quan từ các tỉnh và dân quanh thành phố Hà Nội.

Đường Nghi Tàm (Tây Hồ – Hà Nội)

Đường: dài 1,4km; từ ngã ba đê sông Hồng – đường Xuân Diệu (Quảng Bá) đến đầu dốc đường Thanh Niên (Yên Phụ).

Vốn là đoạn đê sông Hồng, chạy song song với phố Yên Phụ ở phía trong. Đất hai phường Nghi Tàm và Yên Hoa, tổng Thượng, huyện Vĩnh Thuận cũ.

Nay thuộc các phường Quảng An, Tứ Liên, Yên Phụ, quận Tây Hồ.

Nghi Tàm là tên thôn thuộc tổng Thượng, huyện Vĩnh Thuận cũ, bám sát bờ đông hồ Tây, có một doi đất nhô ra. Gồm ba xóm: xóm Cái ở sát chân đê, xóm Trên là xóm chính ở giữa và xóm Đình ở phía đông qua cửa chùa Kim Liên đi vào, có tên cũ là Đồng Bông. Nghi Tàm là làng hoa – cây cảnh nay thuộc phường Quảng An, quận Tây Hồ.

An Dương Vương (Tây Hồ + Từ Liêm – Hà Nội)

Đường: dài 3,5km; từ ngã ba Nhật Tân – chỗ đường Lạc Long Quân gặp đường Âu Cơ – chạy trên đê sông Hồng tới ngã ba đi Chèm với đường Nam Thăng Long (mới đặt tên là đường Phạm Văn Đồng).

Đất các xã Nhật Tân, Phú Thượng, Đông Ngạc của huyện Từ Liêm trước. Nay thuộc các phường Nhật Tân, Phú Thượng, quận Tây Hồ và xã Đông Ngạc, huyện Từ Liêm. Cạnh đường có đình Vẽ và đình Nhật Tân – di tích lịch sử xếp hạng năm 1994.

Trước dân thường gọi: đê Nhật Tân – Phú Xá. Tên mới đặt tháng 7-2001.

Phố Võng Thị (Tây Hồ – Hà Nội)

Phố: dài 1,5m; từ đường Lạc Long Quân đến đường ven hồ Tây ở góc tây nam hồ.

Võng Thị là một trong 5 làng cổ hợp thành phường Bưởi, làng nằm giáp hồ Tây, xưa thuộc làng Trung, huyện Vĩnh Thuận, có nghề chài lưới (Võng Thị có nghĩa là Chợ Lưới) sau thêm nghề dệt lĩnh Bưởi; nay thuộc phường Bưởi, quận Tây Hồ. Di tích chùa Võng Thị, chùa Tĩnh Lâu được xếp hạng năm 1997.

Phố Trích Sài (Tây Hồ – Hà Nội)

Phố Trích Sài là một trong những tên đường phố mới có chiều dài 1.620m; rộng: 8,5 – 11,5m, cho đoạn từ cuối đường Văn Cao đến đường Lạc Long Quân quận Tây Hồ – Hà Nội. Là con đường rải nhựa átphan rất đẹp, có cây xanh ven theo 2 bên đường và Hồ Tây, có đèn chiếu sáng, hạ tầng cơ sở rất ổn định, một bên đường là khu biệt thự Hồ Tây, với những danh lam nổi tiếng như: chùa cổ Võng Thị, đình làng Trích Sài, một bên đường là cảnh đẹp Hồ Tây.

Trích Sài xưa kia là một trong số sáu phường của Tổng Trung, huyện Vĩnh Thuận (Thụy Chương, Yên Thái, Bái Ân, Trích Sài, Võng Thị, Hồ Khẩu) cùng với sáu làng thuộc tổng Dịch Vọng và Phú Gia huyện Từ Liêm (Nghĩa Đô, Bái Ân, Trung Nha, Vạn Long, Yên Phú, Tiên Thượng) sau thêm làng Đoài Môn đều được gọi chung là các làng Bưởi.

Vùng Bưởi thời kỳ phong kiến có nghề làm giấy cổ truyền: Yên Thái: giấy bản, Hồ Khẩu: giấy moi, Đông Xã: giấy quỳ, Nghĩa Đô: giấy sắc (còn gọi là giấy Nghè), Bưởi còn có nghề dệt lĩnh rất nổi tiếng gọi là lĩnh Bưởi được bán khắp Đông Dương và là mặt hàng chính được bán ở các của hàng tơ lụa ở Hàng Ngang, Hàng Đào Hà Nội xưa.

Đường Xuân Diệu (Tây Hồ – Hà Nội)

Đường: dài  từ ngã ba với đường Nghi Tàm đến ngã ba đầu thôn Quảng Bá, gặp đê sông Hồng, đường chạy qua đầu các đường Đặng Thai Mai, Tây Hồ, Tô Ngọc Vân; nơi xưa có rặng ổi kéo dài một đoạn đầu Nghi Tàm.

Đất phường Nghi Tàm, Tây Hồ, Quảng Bá, tổng Thượng, huyện Vĩnh Thuận cũ; sau thuộc huyện Từ Liêm; khi lập quận Tây Hồ, xã Quảng An thành phường (1996). Cạnh đường xuống phía hồ Tây có di tích kiến trúc nghệ thuật chùa Kim Liên (Hoàng Ân tự) xếp hạng năm 1962. Nay thuộc phường Quảng An, quận Tây Hồ.

Dân đặt là đường Tây Hồ trước khi có tên chính thức.

Đường Xuân La (Tây Hồ – Hà Nội)

Đường Xuân La nằm trên địa bàn quận Tây Hồ thành phố Hà Nội có chiều dài gần 1km, mặt đường rộng 40m có vỉa hè, cho đoạn từ số nhà 451 Lạc Long Quân đến đầu cổng chào Xuân Đỉnh. Đoạn giữa của đường Xuân La giao cắt với  đường Võ Chí Công  nên rất thuận tiện đi về trung tâm hoặc đi Nội Bài.

Xuân La nay thuộc quận Tây Hồ nằm ở phía tây của Hồ Tây. Đây là vùng đất cổ của Hà Nội, nổi tiếng với các ngôi chùa: Khai Nguyên, Thiên Niên, Vạn Niên, Ức Niên và Đền Sóc.

Xuân La được thành lập trong thời kì kháng chiến trống Pháp trên cơ sở sáp nhập các làng Quán La xã, Quán La sở, Xuân Tảo sở và Vệ Hồ. Khi thành lập, Xuân La thuộc quận Lãng Bạc, sau thuộc huyện Ngoại thành.

Sau khi Hà Nội được giải phóng vào năm 1954, Xuân La thuộc quận V của ngoại thành Hà Nội. Từ năm 1961, Xuân La thuộc huyện Từ Liêm.

Tháng 10 năm 1995, Xuân La chuyển thành một phường thuộc quận Tây Hồ mới thành lập.