Vẽ Tháp Nghinh Phong
Chắc chắn, để vẽ được một bức tranh phong cảnh cuốn hút không phải là điều đơn giản. Dưới đây là một số quy tắc bạn cần nhớ khi vẽ tranh phong cảnh:
Hướng dẫn vẽ tranh phong cảnh đơn giản theo từ chủ đề
Tranh phong cảnh được chia thành các chủ đề khác nhau như trang phong cảnh về núi non, làng quê, biển cả,… Dưới đây là cách vẽ tranh phong cảnh theo từng chủ đề cho các bạn tham khảo:
Núi là một địa hình khá phổ biến ở miền quê trên đất nước ta. Để vẽ một bức tranh phong cảnh có núi tốn khá nhiều thời gian bởi có nhiều chi tiết. Tuy nhiên, bạn đừng quá lo lắng, hãy thực hiện theo các bước hướng dẫn sau:
Bước 1: Đầu tiên, bạn hãy vẽ một hình chữ nhật rồi dùng bút chì vẽ đường cong lên xuống theo chiều ngang của hình chữ nhật đó. Lưu ý, cần vẽ đường cong có phân biệt cao thấp rõ ràng và không cần đều để thể hiện nét đẹp tự nhiên khi vẽ tranh phong cảnh núi.
Bước 2: Thực hiện vẽ thêm một số đường cong bên trên đường lõm lúc đầu để tạo thêm những ngọn núi.
Bước 3: Tiếp theo, vẽ địa hình thấp trước ngọn núi, có độ cong nhẹ.
Bước 4: Tiếp tục vẽ thêm một địa hình thấp hơn trước đó để tạo độ sâu cho bức ảnh.
Bước 5: Bạn hãy vẽ thêm những lớp tuyết trên đỉnh núi, vẽ cây, mây,…
Bước 6: Sử dụng màu để tô cho bức tranh phong cảnh vừa vẽ. Bạn nên kết hợp, lựa chọn màu sắc phù hợp cho bức tranh thêm sống động.
THAM KHẢO: Cách vẽ người đơn giản: Hãy ghi nhớ các bước sau đây
Hướng dẫn vẽ tranh đề tài phong cảnh quê hương lớp 7
Ở bức tranh này, độ khó sẽ nâng cao một chút nhé. Bức tranh được chia làm 3 phần là bên trái dòng sông, bên phải dòng sông và dãy núi đằng xa
Chúng ta bắt đầu với bên trái dòng sông. Chúng ta bắt đầu với một ngôi nhà nhỏ bên cạnh một cái cây. Ngôi nhà được vẽ hơi xéo một chút để trông tự nhiên hơn nhé.
Phía xa vẽ một dãy núi nhỏ, có một dòng thác đổ xuống. Bên phải sông, các em vẽ thêm vài ngôi nhà và vài cái cây. Hướng các ngôi nhà nên khác nhau để giúp bức tranh thêm tự nhiên nhé
Vẽ thêm núi và nhà bên kia sông
Chúng ta tiếp tục vẽ bờ sông, bờ nên uốn lượn hoặc gấp khúc một chút để bức tranh thêm sống động. Trên sông các em có thể vẽ thêm 1 vài con thuyền nhỏ nữa nhé!
Giúp bức tranh thêm sống động với sông và thuyền
Tô điểm bức tranh thêm cây cối và bụi cỏ để bức tranh thêm thú vị và tự nhiên hơn.
Thêm chi tiết để bức tranh thêm sinh động hơn
Viền lại các nét vẽ để bức tranh trông rõ ràng hơn. Các em có thể dùng bút lông hoặc bút bi đen để viền nhé.
Viền lại tranh để rõ nét vẽ hơn
Chúng ta bắt đầu lên màu cho bức tranh. Các em chỉ cần tô màu cơ bản cho nhà cửa, cây cối trong tranh, còn các phối màu thế nào cho đẹp, cá em xem video nhé.
Để dễ hình dung cách vẽ hơn, các em có thể xem video bên dưới nhé!
Vẽ tranh phong cảnh làng quê và các em bé thả diều
Những em bé thả vui vẻ và hồn nhiên, đang tận hưởng khoảnh khắc tuyệt chính là những nhân vật chính trong bức tranh này. Bàn tay bé nhỏ cầm chặt sợi dây mỏng manh, họ giữ vững hy vọng và mong muốn diều bay cao, cùng với nó là những ước mơ tinh thần bay xa.
Bước 1: Chuẩn bị tấm bảng vẽ hoặc giấy vẽ chất lượng tốt để làm bề mặt làm việc. Sắm sửa các loại màu sáng tạo như bút chì, màu nước, màu dầu…
Bước 2: Vẽ phác thảo các chi tiết của bức tranh phong cảnh: Sử dụng bút chì nhẹ, vẽ sơ đồ khung cảnh của bức tranh. Đối với chủ đề phong cảnh đồng quê và các em bé thả diều thì bạn có thể vẽ phác thảo các chi tiết sau đây:
Bước 3: Tô màu sắc và chi tiết cho bức tranh thêm sinh động:
Bức tranh biển nhẹ nhàng là một tác phẩm nghệ thuật thể hiện vẻ đẹp tĩnh lặng và thanh bình của biển cả. Với sự kết hợp tinh tế giữa màu sắc, ánh sáng và không gian, tranh phong cảnh biển êm đềm mang đến một cảm giác yên bình và sự thư thái. Để vẽ được phong cảnh biển này cũng rất đơn giản, chỉ với các nét vẽ cơ bản sau đây:
Bước 1: Chuẩn bị các công cụ dụng cụ tương tự như bên trên.
Bước 2: Vẽ sơ đồ khung cảnh và các chi tiết cơ bản.
Bước 3: Tô thêm màu sắc cho bức tranh sinh động:
Hướng dẫn Học vẽ tranh phong cảnh
Bước 1: Dựng hình những mảng chính: ngôi nhà, khung cửa, mảng cây và khoảng sân
Bước 2: Vẽ lớp lót cho các mảng hình.
Bước 3: Lên chi tiết cho cây: tán cây, lá cây theo độ sáng tối
Bước 4: Vẽ các hạt nắng trên khoảng sân
Bước 5: Tả cánh cửa chính và cửa sổ
Bước 6: Tinh chỉnh và hoàn thiện bài
TP - Tròn 70 năm trước, năm 1953, hoạ sĩ Bùi Trang Chước bắt đầu quá trình vẽ mẫu quốc huy Việt Nam. Sau hai năm miệt mài sáng tác với 112 bản vẽ, cuối cùng mẫu Quốc huy do hoạ sĩ Bùi Trang Chước vẽ đã được lựa chọn để trở thành Quốc huy Việt Nam.
Miệt mài phác thảo mẫu Quốc huy
Tháng 5 vừa qua, khi đến dự Lễ Giới thiệu và tiếp nhận một số tài liệu, bản vẽ của cố hoạ sĩ Bùi Trang Chước tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III (Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước), tôi có dịp biết nhiều hơn về Quốc huy Việt Nam do hoạ sĩ tài danh này sáng tác. Hôm đó, bà Nguyễn Minh Thủy, con gái cố hoạ sĩ đại diện gia đình đến gửi tặng Trung tâm một số tư liệu, bản vẽ của cha mình - đã hẹn tôi dịp nào đó sẽ chia sẻ kỹ hơn về quá trình sáng tác Quốc huy của cố hoạ sĩ Bùi Trang Chước.
Nay đến nhà bà Nguyễn Minh Thủy tại khu tập thể Thành Công (Hà Nội), tôi biết thêm trong nhiều năm qua, đây là nơi lưu giữ những tư liệu, bản vẽ của cố hoạ sĩ Bùi Trang Chước. “Hiện nay, bản gốc những tác phẩm của cha tôi, trong đó có toàn bộ những bản vẽ về Quốc huy Việt Nam đã được gửi vào Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III để lưu giữ, bảo quản lâu dài. Hiện gia đình chỉ lưu lại những hình ảnh về những tác phẩm của cha tôi làm kỷ niệm”, bà Thủy cho biết.
Bà Nguyễn Minh Thủy bên cuốn tư liệu về hoạ sĩ Bùi Trang Chước vẽ Quốc huy Việt Nam. Ảnh: Kiến Nghĩa.
Di bút “Tôi vẽ mẫu Quốc huy” của cố hoạ sĩ Bùi Trang Chước.
Cầm theo một quyển sách vừa to vừa dày được đóng bìa cứng để tiếp chuyện tôi, bà Thủy cho biết đây là tập tư liệu lưu lại những thông tin chủ yếu về việc vẽ Quốc huy Việt Nam của cố hoạ sĩ Bùi Trang Chước. Đọc tập tư liệu này, tôi chú ý đến di bút “Tôi vẽ Quốc huy Việt Nam” dài hơn 2 trang được hoạ sĩ Bùi Trang Chước viết năm 1985. Trong di bút hoạ sĩ kể, năm 1953, ông được nhà in Bộ Tài chính cử biệt phái một thời gian để vẽ mẫu huân chương cho Chính phủ. Trong thời gian này, hoạ sĩ được ông Trịnh Xuân Côn, cán bộ Ban Pháp chế phụ trách bộ phận Huân chương của Phủ Thủ tướng đưa cho mẫu quốc huy của một số nước xã hội chủ nghĩa làm tài liệu tham khảo để hoạ sĩ vẽ mẫu Quốc huy của Việt Nam.
Một trong những tác phẩm được họa sĩ Bùi Trang Chước ưng ý nhất là mẫu huy hiệu có chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh được đúc bằng vàng để anh hùng Phạm Tuân mang theo chuyến bay vào vũ trụ trên con tàu Intercosmos năm 1980. Tại buổi lễ giới thiệu, tiếp nhận một số tác phẩm của cố hoạ sĩ Bùi Trang Chước gửi tặng Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III được tổ chức tháng 5/2023, anh hùng Phạm Tuân chia sẻ: “Khi bay vào vũ trụ, tôi có trách nhiệm mang theo bản Tuyên ngôn Độc lập, Di chúc của Bác, nắm đất tại quảng trường Ba Đình và huy hiệu chân dung Bác Hồ. Đó là những hiện vật rất ý nghĩa đối với dân tộc Việt Nam mà tôi có vinh dự được mang vào vũ trụ trong một chuyến bay đặc biệt”.
Đọc tới đây, tôi nhớ đến một văn bản mà mình đã biết, được in trong cuốn “Danh hoạ Bùi Trang Chước và những tuyệt phẩm đi cùng năm tháng” (do Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước biên soạn) khi nói về việc sáng tác mẫu Quốc huy Việt Nam. Đó là Công văn số 87 (ngày 28/1/1951) của Bộ Ngoại giao gửi Ban Thường trực Quốc hội với nội dung: “Nước ta chưa có Quốc huy và Quốc ấn. Bộ nhận thấy đã đến lúc cần nghiên cứu làm để đạt quy nếp chỉnh tề cho việc giao thiệp quốc tế của ta rồi đây sẽ một thêm phát triển”. Do vậy, trong năm 1951, cuộc thi sáng tác mẫu Quốc huy Việt Nam đã được phát động, thu hút đông đảo hoạ sĩ cả nước tham gia. Vậy là, so với nhiều đồng nghiệp, hoạ sĩ Bùi Trang Chước đã bắt đầu việc sáng tác Quốc huy muộn hơn.
Anh hùng Phạm Tuân trao đổi với bà Nguyễn Minh Thủy (trái) về huy hiệu có chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh do cố hoạ sĩ Bùi Trang Chước vẽ. Ảnh: Kiến Nghĩa
Trở lại với Di bút “Tôi vẽ mẫu Quốc huy”, hoạ sĩ Bùi Trang Chước cho biết, qua nghiên cứu mẫu Quốc huy của các nước bạn, ông thấy họ chủ yếu dùng hình ảnh bông lúa, búa, liềm hoặc bánh xe để tượng trưng cho công nông nghiệp. Về nội dung, các nước thường dùng hình tượng mang đặc điểm của đất nước, dân tộc mình để thể hiện trong Quốc huy. Dựa trên những gợi ý đó, hoạ sĩ Bùi Trang Chước đã vẽ một số mẫu Quốc huy, cũng dùng những bông lúa Việt Nam, cái đe hoặc bánh xe để tượng trưng cho công nông nghiệp. Về nội dung bên trong Quốc huy, hoạ sĩ dùng hình tượng cây tre hoặc con trâu, nhưng rồi thấy hai hình tượng này một số nước Á đông khác cũng có. Ông bèn chuyển sang vẽ những địa danh điển hình của nước ta như Đền Hùng, Khuê Văn Các, chùa Một Cột, tháp Rùa, gò Đống Đa, Ô Quan Chưởng… trong các phác thảo. Nhưng hoạ sĩ nhận thấy những phác thảo đó có hình dáng khá rắc rối và cầu kỳ, chưa mang tính khái quát cao. Do vậy, hoạ sĩ tiếp tục vẽ với hơn một trăm mẫu phác thảo khác nhau để có thể chọn ra những mẫu Quốc huy ưng ý nhất.
Trong “Tôi vẽ mẫu Quốc huy”, hoạ sĩ Bùi Trang Chước cho biết, sau nhiều mẫu phác thảo, ông dùng hình tròn là hình cổ truyền mà dân tộc ta từ trước đến nay thường dùng. Hoạ sĩ lấy nền đỏ, sao vàng của Quốc kỳ làm màu chủ đạo, vừa có ý nghĩa về nội dung, vừa đẹp về trang trí để vẽ Quốc huy. Theo đó, mẫu Quốc huy của hoạ sĩ Bùi Trang Chước được chốt lại có hình tròn, hai bên là những bông lúa rủ vào bên trong ôm lấy cái đe ở giữa và phía dưới, tượng trưng cho công nông nghiệp. Dưới ngôi sao gần giữa trung tâm nền là vòng cung mặt trời có tia chiếu sáng xung quanh.
Họa sĩ Bùi Trang Chước (1915-1992) tên thật là Nguyễn Văn Chước, sinh tại xã Phú Thượng, huyện Từ Liêm (cũ), thành phố Hà Nội. Năm 2022, họa sĩ Bùi Trang Chước được truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh với thiết kế mẫu “Huân chương” bao gồm Huân chương Sao Vàng, Huân chương Hồ Chí Minh, Huân chương Độc lập, Huân chương Lao động; thiết kế mẫu “Quốc huy Việt Nam” và tác phẩm “Khu gang thép Thái Nguyên”. Trước đó, năm 2021, Bộ sưu tập bản phác thảo mẫu Quốc huy Việt Nam của hoạ sĩ Bùi Trang Chước được công nhận là Bảo vật Quốc gia. Năm 2018, tên của hoạ sĩ Bùi Trang Chước được đặt cho một phố tại nơi ông đã sinh ra, nay thuộc phường Phú Thượng (Tây Hồ, Hà Nội).
Bà Nguyễn Minh Thủy cho biết, bông lúa là một hình tượng chủ đạo trong toàn bộ các mẫu vẽ được “chốt” lại của hoạ sĩ Bùi Trang Chước. “Để có được hình tượng bông lúa rủ xuống một cách sinh động nhất, cha tôi đã nhiều lần phải lội xuống ruộng để nâng niu, ngắm bông lúa ở nhiều góc độ khác nhau”, bà Thủy cho biết. Rồi bà kể, theo tư liệu mà bà được biết, tháng 10/1954, Ban Mỹ thuật Trung ương đã chọn 15 mẫu Quốc huy của hoạ sĩ Bùi Trang Chước và gửi sang Bộ Tuyên truyền để trình Thủ tướng Chính phủ. Kết quả, mẫu số 1 trong số 15 mẫu đệ trình đã được chọn, nhưng vẫn cần chỉnh sửa thêm. Theo “Tôi vẽ mẫu Quốc huy”, hoạ sĩ Bùi Trang Chước cho biết, mẫu này sau đó được Bác Hồ góp ý: “Hình tượng cái đe là thủ công nghiệp cá thể, nên dùng hình tượng tượng trưng cho công nghiệp hiện đại”. Từ góp ý quý báu đó, hoạ sĩ Bùi Trang Chước tiếp tục nghiên cứu, sáng tạo để có được mẫu Quốc huy hoàn chỉnh nhất.
Năm 1955, hoạ sĩ Bùi Trang Chước đã hoàn chỉnh mẫu Quốc huy cuối cùng, với hình tượng là bánh xe tượng trưng cho công nghiệp hiện đại để thay thế cho cái đe ở mẫu cũ. Mẫu này được thông qua, chỉ có góp ý thêm chi tiết là nâng bánh xe lên cao một chút để thấy rõ hơn. Nhưng lúc này hoạ sĩ Bùi Trang Chước lại được giao một nhiệm vụ tuyệt mật là vẽ và in tiền, nên việc sửa chi tiết nhỏ nói trên trong mẫu Quốc huy được giao cho hoạ sĩ Trần Văn Cẩn thực hiện. Và tháng 9/1955, Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà đã phê chuẩn mẫu Quốc huy Việt Nam.
Bà Nguyễn Minh Thủy cho biết, việc chỉnh sửa lại chi tiết trong mẫu Quốc huy Việt Nam trước đây vô tình đã tạo ra sự chưa rõ về tên tác giả vẽ Quốc huy. Về việc này, ngày 27/2/2004, Văn phòng Chính phủ đã có Thông báo với nội dung: “Mẫu Quốc huy Việt Nam là một cống hiến chung của giới mỹ thuật Cách mạng Việt Nam, trong đó phải kể đến công lao của hoạ sĩ Bùi Trang Chước - người đã vẽ những mẫu Quốc huy để làm cơ sở lựa chọn, hoàn thiện, và hoạ sĩ Trần Văn Cẩn - người đã chỉnh sửa, hoàn thiện, vẽ mẫu Quốc huy theo ý kiến của lãnh đạo để trình Quốc hội phê duyệt”. Sau thông báo này, hoạ sĩ Bùi Trang Chước chính thức được công nhận là tác giả Quốc huy Việt Nam.
Sacomdoor là nhà cung cấp và lắp đặt hệ thống cửa nhôm kính và cửa cuốn cho công trình Nhà Máy Sản Xuất Giày Nghị Phong tại tỉnh Đồng Tháp.
Nhà máy sản xuất giày xuất khẩu là dự án Liên doanh giữa Công ty trách nhiệm hữu hạn Tiến Hùng Thành phố Hồ Chí Minh và Công ty An Shen Đài Loan tại khu công nghiệp Trần Quốc Toản thuộc phường 11, TP. Cao Lãnh trên diện tích hơn 12 ha. Tổng vốn đầu tư giai đoạn 1 trên 200 tỷ đồng, bao gồm 2 nhà xưởng làm gia công các sản phẩm giày xuất khẩu. Nhu cầu lao động của nhà máy trong năm 2015 là hơn 2000 người, dự kiến đến năm 2018 toàn bộ dự án sẽ hoàn thành đạt sản lượng khoảng 10 triệu đôi giày/năm, tổng nhu cầu lao động hơn 16.000 người.
TPO - Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Đồng Tháp (CDC Đồng Tháp) và bà Nguyễn Thị Lệ Ngọc, Phó trưởng khoa xét nghiệm – Chẩn đoán hình ảnh - Thăm dò chức năng bị bắt tạm giam để điều tra về hành vi "Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng”.
Ngày 20/5, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Đồng Tháp đã khởi tố bị can, bắt tạm giam Trần Văn Hai (59 tuổi), Giám đốc CDC Đồng Tháp và Nguyễn Thị Lệ Ngọc (39 tuổi), Phó trưởng khoa xét nghiệm – Chẩn đoán hình ảnh - Thăm dò chức năng.
Cả 2 bị bắt để điều tra về hành vi “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng”.
Bị can Trần Văn Hai - Giám đốc CDC Đồng Tháp.
Trước đó, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Đồng Tháp đã khởi tố vụ án hình sự “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng” xảy ra tại CDC Đồng Tháp và các đơn vị, cơ sở y tế khác trên địa bàn tỉnh.
Theo cơ quan điều tra, sau khi tiếp nhận kiến nghị khởi tố đối với vụ việc có dấu hiệu tội phạm trong mua sắm sinh phẩm, thiết bị y tế của Công ty Cổ phần Công nghệ Việt Á, xảy ra tại tỉnh Đồng Tháp, ngày 21/4, cơ quan điều tra đã đưa vụ việc vào giải quyết theo quy trình giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm hoặc kiến nghị khởi tố.
Qua kết quả giải quyết, đã có đủ căn cứ xác định vụ việc có dấu hiệu tội phạm nên khởi tố vụ án hình sự.
Theo kết luận thanh tra việc mua sắm trang thiết bị, vật tư y tế, sinh phẩm, kit xét nghiệm, thuốc và việc sử dụng các nguồn kinh phí phòng, chống dịch COVID-19 ở tỉnh Đồng Tháp.
Kết quả cho thấy tổng giá trị hợp đồng mua sắm trang thiết bị, vật tư y tế, sinh phẩm, kit xét nghiệm của các đơn vị trong giai đoạn năm 2020 - 2021 là trên 742 tỷ đồng. Trong đó giá trị hợp đồng mua sắm trang thiết bị y tế gần 84 tỷ đồng, vật tư y tế là hơn 182 tỷ đồng, sinh phẩm xét nghiệm là trên 305,8 tỷ đồng và kit xét nghiệm gần 170 tỷ đồng.
Đặc biệt, với sản phẩm của Công ty Việt Á, các đơn vị ở Đồng Tháp đã mua sắm thông qua 10 gói thầu, với giá trị hợp đồng hơn 233 tỷ đồng. Tuy nhiên giá trị thực tế mua sắm hơn 197 tỷ đồng, đã thanh toán cho Công ty Việt Á gần 157 tỷ đồng, còn lại hơn 40,6 tỷ đồng chưa thanh toán.
Mô hình sản xuất lúa theo tiêu chuẩn SRP trên cánh đồng thông minh xã Mỹ Đông, huyện Tháp Mười với hệ thống cảm biến sâu rầy thông minh, tưới thông minh và cơ giới hóa hoàn toàn - Ảnh: ĐẶNG TUYẾT
Tỉnh cũng tập trung vào ba lĩnh vực nông nghiệp, y tế, giáo dục nhằm nắm bắt cơ hội và thích ứng với Cách mạng công nghiệp 4.0.
Ông PHẠM THIỆN NGHĨA - chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp - cho biết chuyển đổi số tại tỉnh Đồng Tháp luôn hướng đến đối tượng người dùng, phục vụ người dùng, tạo ra tiện ích và mang lại nhiều lợi ích cho người dùng trên nền tảng công nghệ số.
* Theo Đề án chuyển đổi số tỉnh Đồng Tháp, trọng tâm gồm ba trụ cột - chính quyền số, kinh tế số và xã hội số.
Phấn đấu đến năm 2030 nằm trong top 20 tỉnh thành có chỉ số tốt nhất của cả nước. Vậy đến thời điểm này, kết quả chuyển đổi số của tỉnh Đồng Tháp ở ba trụ cột trong đề án chuyển đổi số có gì nổi bật, thưa ông?
- Xác định chuyển đổi số là động lực quan trọng để tăng trưởng và phát triển bền vững, năm 2021 UBND tỉnh đã ban hành Đề án chuyển đổi số tỉnh Đồng Tháp dựa trên ba trụ cột: chính quyền số đóng vai trò dẫn dắt, kinh tế số là khâu đột phá, xã hội số là trọng tâm.
Về xây dựng chính quyền số, hệ thống quản lý văn bản và điều hành thông suốt từ trung ương đến cấp xã, tỉ lệ trao đổi văn bản điện tử trên 95%, sử dụng khoảng 900.000 văn bản điện tử mỗi năm, tiết kiệm hàng chục tỉ đồng chi phí in ấn phát hành.
Về phát triển kinh tế số, có hơn 438 sản phẩm của 102 doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, hợp tác xã chào bán trên các sàn thương mại điện tử lớn như Shopee, Tiki, TikTok...
Ứng dụng công nghệ thực tế ảo để quảng bá bốn địa điểm du lịch (khu di tích Nguyễn Sinh Sắc, làng hoa Sa Đéc, khu văn hóa Phương Nam, nhà cổ Huỳnh Thủy Lê); có 22 hội quán và 33 hợp tác xã ứng dụng công nghệ thông tin trong sản xuất và mua bán qua mạng.
Về phát triển xã hội số cũng có những chuyển biến tốt khi có trên 83% hộ gia đình tiếp cận Internet, 90% hộ có điện thoại thông minh, 684 tổ chuyển đổi số cộng đồng, qua đó giúp người dân nộp hồ sơ trực tuyến, thanh toán các loại phí, cài đặt định danh điện tử VNeID... với mô hình Tổ chuyển đổi số cộng đồng đã được Bộ Thông tin và Truyền thông giới thiệu mô hình tiêu biểu.
Tuy nhiên, do là tỉnh thuần nông nên kinh tế số của tỉnh còn thấp, chiếm tỉ trọng 4,96% GRDP (năm 2023), đây cũng là một động lực để tỉnh tập trung phát triển kinh tế số trong thời gian tới.
* Được biết, tỉnh Đồng Tháp đã đưa vào vận hành Trung tâm điều hành thông minh cấp tỉnh, ứng dụng AI, IoT, Big Data... Vậy Trung tâm điều hành thông minh cấp tỉnh có đáp ứng được mục tiêu và thực tiễn chuyển đổi số tại tỉnh Đồng Tháp hiện nay không, vì sao?
- Trung tâm điều hành thông minh của tỉnh Đồng Tháp (hay gọi tắt là IOC) vận hành từ giữa năm 2022 với những công nghệ tiên tiến như IoT (camera và các thiết bị quan trắc);
AI, Big Data (áp dụng cho các hệ thống: giám sát giao thông, sâu rầy, khai thác cát, giám sát thông tin trên mạng Internet, trợ lý ảo giải quyết thủ tục hành chính); công nghệ thực tế ảo (hệ thống du lịch thông minh)...
Đến nay, IOC tỉnh đã triển khai 18 phân hệ giám sát ở cả ba trụ cột của đề án chuyển đổi số. Trong đó nổi bật là hệ thống camera giám sát thông minh, tích hợp 145 camera ở 9 huyện, thành phố;
Hệ thống giám sát an toàn thông tin giám sát cho 13 máy chủ và 5.093 máy trạm trên toàn tỉnh; hệ thống giám sát sâu rầy đã tích hợp dữ liệu từ 17 trạm quan trắc; hệ thống điều hành y tế đã tích hợp dữ liệu từ 13 cơ sở khám, chữa bệnh công lập.
IOC tỉnh đã tổng hợp, xử lý, phân tích dữ liệu, thông tin góp phần giải quyết thủ tục hành chính; tiếp nhận, xử lý phản ánh kiến nghị;
Khám chữa bệnh ở các cơ sở y tế; tiến độ giải ngân vốn đầu tư công; tình hình an toàn thông tin trong hoạt động của các cơ quan nhà nước; camera giao thông đã phục vụ đắc lực cho ngành công an làm tốt hơn công tác bảo đảm an ninh trật tự.
* Tỉnh Đồng Tháp còn tập trung chuyển đổi số vào 3 lĩnh vực: nông nghiệp, giáo dục và y tế. Vậy các kết quả chuyển đổi số ở ba lĩnh vực này hiện nay ra sao, thưa ông?
- Ngành nông nghiệp đã cơ bản hoàn thành và đưa vào sử dụng thử nghiệm Nền tảng dữ liệu số về nông nghiệp - được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đánh giá rất cao, đang xem xét nhân rộng cho khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.
Mô hình "Làng thông minh" tại xã Tân Thuận Tây (TP Cao Lãnh) đã hoàn thành và đang nhân rộng thêm cho các xã Mỹ Đông, Đốc Binh Kiều (huyện Tháp Mười), Định Yên (huyện Lấp Vò), Bình Thạnh, Mỹ Xương (huyện Cao Lãnh), Tân Nhuận Đông (huyện Châu Thành)...
Ngành y tế đã hoàn thiện hệ thống thông tin và chẩn đoán bệnh từ xa cho 22 cơ sở, giúp Sở Y tế và các cơ sở y tế tuyến trên theo dõi, hỗ trợ khám chữa bệnh cho các cơ sở tuyến dưới.
Hệ thống điều hành thông minh ngành y tế được kết nối với 100% cơ sở y tế công lập
Ngành giáo dục đã hoàn thiện mô hình quản trị số, hoạt động số, chuẩn hóa dữ liệu số, kho học liệu số mở đạt 70% từ cấp tiểu học đến trung học phổ thông.
* Là tỉnh tiên phong đề ra khẩu hiệu hành động qua các năm, gần đây nhất năm 2023 là "Kinh tế xanh, Sen hồng bứt phá. Chuyển đổi số, Đồng Tháp tiên phong". Năm 2024 là "Chính quyền kiến tạo, công dân số. Kinh tế tuần hoàn, tăng trưởng xanh". Vì sao các năm liền tỉnh Đồng Tháp đưa yếu tố chuyển đổi số vào khẩu hiệu hành động?
- Tỉnh Đồng Tháp liên tục đưa yếu tố chuyển đổi số vào khẩu hiệu hành động trong những năm gần đây nhằm thể hiện sự quyết tâm của địa phương nắm bắt cơ hội, thích ứng với cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0.
Đồng thời quyết tâm xây dựng chính quyền hiện đại, lấy người dân làm mục tiêu phục vụ, hướng đến sự phát triển kinh tế - xã hội nhanh, bền vững, nâng cao sức cạnh tranh của các doanh nghiệp.
Mô hình Làng thông minh đầu tiên của tỉnh Đồng Tháp tại xã Tân Thuận Tây, TP Cao Lãnh - Ảnh: ĐẶNG TUYẾT