Shopee đang là sàn TMĐT có lượt truy cập dẫn đầu tại Việt Nam, vậy nên không có gì khó hiểu khi hàng chục ngàn nhà bán hàng đang tập trung đẩy mạnh kênh bán này. Cạnh tranh càng gay gắt, người kinh doanh càng cần phải cân nhắc nhiều cách thức hơn để tăng lượng đơn hàng bán ra.

Chính sách giao và vận chuyển hàng hóa

Không ít các seller chưa quen với cách thức đóng gói và vận chuyển qua một bên trung gian khác, nên để lỡ nhiều đơn hàng bị hủy oan đáng tiếc.

Sau khi nhận order hàng từ người tiêu dùng, Shopee sẽ cho bạn một khoảng thời gian vừa đủ để chuẩn bị đơn hàng. Qua thời gian cho phép, Shopee sẽ tự động hủy đơn của bạn.

Có hai tùy chọn giao hàng cho khách là, tự mang hàng đến bưu cục và vận chuyển đến tận nơi lấy hàng. Tùy ý bạn chọn nhưng khuyến khích chọn bên vận chuyển đến lấy hàng cho đỡ cực nhé.

Đảm bảo bạn đã có một tài khoản bán hàng trên Shopee. Nếu chưa hãy đăng ký một tài khoản bằng cách nhấn vào nút Đăng ký tại góc bên phải ở giao diện chính.

Lưu ý khi đặt tên để tiết kiệm thời gian:

Tên đăng nhập không được chứa các khoảng trắng hay ký tự đặc biệt và không được trùng với bất kì tài khoản nào.

Cách quảng cáo bán hàng trên Shopee

Trên Shoppe, bạn cũng có thể chạy quảng cáo để quảng bá thương hiệu hay sản phẩm của mình tương tự như Facebook hay các trang mạng xã hội khác.

Những sản phẩm được hiển thị ở vị trí ưu tiên trên Shopee có chữ Tài trợ là những sản phẩm đang được chạy quảng cáo.

Có đến 2 loại hình quảng cáo bán hàng trên Shopee:

Với hình thức Shop Ads, bạn sẽ dễ dàng nhận được lượt truy cập và theo dõi của người dùng. Mỗi khi bạn đăng sản phẩm mới thì sẽ tiếp cận được đến những người mà đã theo dõi bạn.

Vậy, cách quảng cáo bán hàng trên Shopee thế nào?

Bằng cách truy cập vào “Công cụ marketing” > “Quảng cáo của tôi“ và chọn lựa hình thức quảng cáo mà bạn muốn.

Tăng chỉ số đánh giá bán hàng trên Shopee

Có đến 90% khách hàng xem qua đánh giá của shop để đi đến quyết định mua hàng. Hệ thống đánh giá của người tiêu dùng quy ước như sau:

Có thể thấy, chỉ số đánh giá bán hàng trên Shopee còn là lợi thế cạnh tranh hơn so với các nhà bán khác. Tuy giá không rẻ, mặt hàng không chất lượng bằng nhưng chỉ cần bạn đạt chỉ số vàng (4-5 sao), khách sẽ mua hàng không ngần ngại.

Nếu như chẳng may bạn nhận lại khá nhiều phản hồi tiêu cực mà chẳng thể hiểu lý do, hãy nghiêm túc đánh giá và xử lý những bình luận đó.

Một số phản hồi tiêu cực mà khách hàng thường đưa ra sẽ đề cập về vấn đề:

Trước hết hãy đưa ra một lời xin lỗi thành tâm, sửa chữa sai lầm bằng thủ tục đổi trả hoặc tặng kèm voucher. Nếu không phải lỗi của nhà bán, hãy đưa trách nhiệm cho bên vận chuyển. Việc xử lý đánh giá xấu cũng cần một ít khôn ngoan, và đủ khôn ngoan sẽ chuyển thành lợi thế.

Đầu tư hình ảnh và video cho sản phẩm

Hình ảnh là một trong những yếu tố đầu tiên quyết định liệu khách hàng sẽ click xem sản phẩm của bạn hay của đối thủ. Hình ảnh sản phẩm càng bắt mắt sẽ thu hút càng nhiều lượt truy cập, từ đó tăng khả năng ra đơn.

Hình ảnh thu hút người xem sẽ có những tiêu chí sau:

Nếu sản phẩm của bạn có nhiều màu sắc và kích cỡ khác nhau, hoặc có nhiều góc cạnh sản phẩm cần thể hiện, thì bạn nên chụp hết các góc nhìn. Đặc biệt, nếu có thể quay video để thể hiện chân thực sản phẩm, shop của bạn sẽ được khách hàng tin tưởng hơn.

Một cách để shop có nhiều lượt tiếp cận mà không tốn quá nhiều chi phí quảng cáo là tối ưu SEO cho shop và từng sản phẩm. SEO trên Shopee đơn giản hơn so với việc SEO trên website, các đầu việc cần làm cơ bản như sau:

Việc SEO sẽ tốn nhiều thời gian và cần bạn nghiên cứu, cập nhật liên tục. Tuy nhiên kết quả của nó rất đáng để thử.

Tận dụng kênh Marketing trên Shopee

Kênh marketing là một trong những công cụ Shopee hỗ trợ khá mạnh mẽ cho người bán. Nếu bạn muốn tăng đơn hàng trên Shopee thì nhất định không được bỏ qua.

Hiện tại có những công cụ sau đây:

Bạn nên cân nhắc sử dụng hết các công cụ Marketing mà Shopee cung cấp để đạt hiệu quả kinh doanh cho shop của mình.

Sản phẩm phễu là những sản phẩm được bán với giá rẻ, không lãi nhiều, hoà vốn hoặc thậm chí “lỗ” trong mức chấp nhận được. Sản phẩm phễu thu hút khách hàng ghé shop và mua thêm các sản phẩm khác để hưởng ưu đãi (khuyến mãi của shop hoặc được giảm giá vận chuyển).

Để tận dụng sản phẩm phễu hiệu quả bạn có thể tham khảo những cách sau:

Khi đầu tư cho sản phẩm phễu càng nhiều thì sản phẩm đó càng có cơ hội được hiển thị tự nhiên ở những vị trí cao, lúc này bạn dùng thêm những công cụ “tạo mã giảm giá” ở “kênh marketing” để kích cầu thêm cho khách hàng.

Chọn sản phẩm mồi từ nguồn hàng Trung Quốc

Có 2 yếu tố để tạo nên một sản phẩm mồi thành công: xu hướng và giá nhập rẻ.

Sản phẩm xu hướng rất dễ đập vào mắt và kích thích người tiêu dùng mua sắm, cộng với deal giá rẻ nên giá sản phẩm gần như đã đủ là lý do để người tiêu dùng cảm thấy phấn khích.

Nhưng bài toán ở đây là làm sao nhập được sản phẩm mồi có mức giá rẻ để không phải ôm lỗ. Bằng cách nhập hàng Trung Quốc – thiên đường của những sản phẩm chất lượng với mức giá rẻ hơn 1/3 so với hàng Việt Nam.

Đặt tiêu đề hấp dẫn cho tên sản phẩm

Nhiều bạn xem nhẹ về cách đặt tên cho sản phẩm. Nhiều nhà bán hàng trên Shopee chỉ để tên qua loa và vô tình tuột mất rất nhiều khách hàng tiềm năng.

Thông thường khách hàng sẽ tiến hành tìm kiếm trên Shopee để tìm sản phẩm, những cụm từ mà khách hàng tìm kiếm tương đối đa dạng, ngoài đúng tên/chủng loại sản phẩm ra thì khách hàng còn có thể tìm kiếm theo tính năng, theo vấn đề mà họ gặp…

Theo tâm lý của khách hàng, họ sẽ tìm kiếm trên Shopee để tìm tên của sản phẩm. Những cụm từ tìm kiếm cần bao gồm danh mục + tên/ chủng loại sản phẩm + đặc tính sản phẩm

Sản phẩm “Dép quai ngang”, nếu bạn chỉ đặt tên đơn giản là dép quai ngang, thì sản phẩm của bạn đã chìm hơn các đối thủ khác với tên gọi hấp dẫn hơn, như “Dép quai ngang nam nữ đế cao”, “Dép quai ngang nam nữ đi mưa”,…

Shopee – Thương mại điện tử số 1 Việt Nam

Chính thức đi vào hoạt động tại thị trường thương mại điện tử Việt Nam vào ngày 08/08/2016, Shopee chập chững với mô hình phát triển trung gian mua bán giữa các cá nhân (C2C).

Sau nhiều năm phát triển, dù đi sau nhưng nhờ bước tạo đà hoàn hảo từ tập đoàn SEA Ltd, Shopee dần chiếm được niềm tin của nhiều người tiêu dùng. Đến nay, Shopee đã nhân rộng mô hình kinh doanh thành B2C bằng việc ra mắt Shopee Mall.

Một cuộc khảo sát tại thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội nhằm tìm ra nền tảng thương mại điện tử đứng đầu. Kết quả là có đến 80% người dùng đã chọn Shopee đồng hành. Bằng chứng rõ ràng lượt truy cập đứng đầu 11 quý liên tiếp, khiến cho ai nấy đều hết sức bất ngờ.

Tham gia các chương trình trên Shopee

Chương trình Shopee (Shopee Marketing) nằm trong mục công cụ kênh marketing và có rất nhiều chương trình bạn có thể tham gia. Để đủ điều kiện tham gia thì ít nhất lĩnh vực sản phẩm của bạn phải phù hợp với deal Shopee đưa ra. Chúng thường là các chương trình giảm giá khá sâu: 1k, 10k, 99k hay 50%, 70%... vì vậy bạn nên chọn những sản phẩm có thể lỗ trong mức cho phép trong vòng vốn shop mình.

Ngoài ra, nếu shop bạn có tiềm năng phát triển thì vào những đợt sale lớn như 9/9, 11/11 hay 12/12, Shopee sẽ chủ động liên hệ bạn để thương lượng deal. Đây là những deal giúp bạn có nhiều cơ hội hiển thị và tiếp cận với nhiều khách hàng tiềm năng hơn.

Nếu bạn muốn nhanh ra đơn và gia tăng số lượng đơn hàng thì nên chạy quảng cáo trên Shopee. Hiện tại Shopee có 3 dạng quảng cáo sau:

Các sản phẩm có chạy quảng cáo sẽ hiển thị chữ Tài trợ trên hình ảnh chính.

Chạy quảng cáo chỉ thật sự mang lại hiệu quả khi bạn đã chuẩn bị mọi yếu tố cần thiết cho shop như:

Lưu ý: Bạn nên chạy quảng cáo ít nhất 10-15 ngày thì mới có được những chỉ số thống kê để phân tích.

Nếu bạn đã có sẵn traffic từ những kênh bán hàng khác như: website, Facebook, Instagram, YouTube, TikTok... thì nên tận dụng để kéo về shop trên Shopee và gia tăng đơn hàng.