Lưỡng Nghi Là Gì
Thái cực, lưỡng nghi hay tứ tượng là những khái niệm được chúng ta bắt gặp rất nhiều trong cuộc sống nhưng không phải ai cũng hiểu, hôm nay kiến thức phong thủy sẽ giải thích ngắn gọn một số thông tin về thái cực cũng như những phượng pháp chọn nhà là một trong những vấn đề được rất nhiều người quan tâm, không chỉ có các bậc tiền bối như cha, chú mà ngoài ra các bạn trẻ cũng khá quan tâm đến vấn đề này bởi chọn được ngôi nhà hay căn chung cư có phong thủy tốt là một trong những vượng khí, nó giúp cho gia chủ ngôi nhà làm ăn thuận lợi, ít bệnh tật ốm đau. Hôm nay bất động sản HUD sẽ chia sẻ một phần kiến thức của mình về thái cực, lưỡng nghi, tứ tượng và bát quái trong lựa chọn nhà và chung cư.
I. Vô cực, thái cực, lưỡng nghi, tứ tượng
Trong quá trình vận động, thái cực phân ra Hai nghi gọi là Nghi Âm và nghi Dương hay còn là khí Âm biểu thị bằng nét đứt , khí Dương biểu thị bằng nét liền . Hai khí Âm Dương hoàn toàn không tách rời nhau mà chuyển hoá, tác động qua lại, lên xuống. Âm cực thì sinh Dương, Dương cực thì sinh Âm. Hai Nghi sinh bốn Tượng thể hiện quá trình tuần hoàn của vũ trụ Thành, Thịnh, Suy, Huỷ hay Sinh, Trưởng, Thâu, Tàng tạo thành 4 mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông. Phục hy căn cứ vào hà đồ và lạc thư mà bức tranh bát quái được hiển thị lên. Đến thời Chu Văn Vương căn cứ vào âm dương biến hóa mà biến thành chu dịch.
Vô cực là một loại cổ đại triết học tư tưởng được xem là trạng thái cư bản nhất của tự nhiên, vạn vật đều bắt nguồn từ hư vô. Trong khoa học phương tây vô cực có thể hiểu là thời điểm nguyên sơ, hư vô, chưa có gì cả. Còn trong ngành phong thủy, “Vô” có nghĩa là không, ý chỉ trạng thái trống rỗng, không có gì cả. Biểu tượng Vô Cực trong phong thủy là một vòng tròn rỗng.
khái niệm về vô cực, thái cực trong phong thủy
Thái Cực được sinh ra từ Vô Cực, từ hư vô tạo ra hữu hình. Có thể hiểu đơn giản, Thái Cực là trạng thái có vật chất, tương ứng với thời điểm vũ trụ mới hình thành
Tiếp theo Thái Cực là Lưỡng Nghi. Lưỡng Nghi bao gồm 2 thể Âm và Dương. Âm tượng trưng cho những bóng tối, màu đen, lạnh, trũng thấp, màn đêm, mặt trăng, mùa đông… Còn Dương tượng trưng cho ánh sáng, màu trắng, đỏ, nóng, vùng nổi cao, ban ngày, mặt trời, mùa hạ….Chúng luôn bảo trì cân đối và không thể tách rời nhau. Một khi hai thể này không thể đạt được trạng thái cân bằng hoặc bị tách rời đều là sẽ mang đến trạng thái không tốt cho môi trường và con người.
khái niệm về lưỡng nghi trong phong thủy
Tứ Tượng là thành phần cuối cùng được sinh ra từ Lưỡng Nghi. Tứ Tượng bao gồm 2 phần là thái dương và thiếu dương, thái âm và thiếu âm. Trong đó, Âm là đen, Dương là trắng. Phần đen lớn là Thái Âm, phần đen nhỏ là Thiếu Âm, tương tự với phần màu trắng lớn và nhỏ là Thái Dương và Thiếu Dương.
Trong phần màu đen lớn có phần trắng nhỏ, trong phần màu trắng lớn có phần màu đen nhỏ, tượng trưng cho quan niệm phong thủy “Trong Âm có Dương, trong Dương có Âm”. Hay nói, Âm Dương không chỉ cân bằng mà còn có sự tương hòa lại không đồng nhất. Giống như con người, không ai hoàn toàn xấu cũng chẳng ai hoàn toàn tốt.
Tổng kết lại một cách dễ hiểu thì, Vô cực sinh Thái Cực, Thái Cực sinh Lưỡng Nghi, Lưỡng Nghi Sinh Tứ Tượng. Và dưới Tứ Tượng chính là Bát Quái. Bát quái chính là phạm trù nghiên cứu phổ biến của phong thủy hiện đại.