Hoàng Thành Thăng Long Được Unesco Công Nhận Là Di Sản Thế Giới Vào Năm Nào
Sự kiện ý nghĩa đối với người dân Việt Nam, thủ đô trước thềm đại lễ 1000 năm Thăng Long - Hà Nội được bà Ngô Thị Thanh Hằng, Phó chủ tịch UBND thành phố Hà Nội thông báo trong niềm vui của đoàn Việt Nam tại Brazil.
Thánh địa Mỹ Sơn - Di sản Thế giới được UNESCO công nhận
UNESCO đã công nhận nơi đây là Di sản Thế giới vào năm 1999, được chính phủ Việt Nam bảo tồn. Để góp phần bảo tồn vẻ đẹp của Mỹ Sơn, chính phủ Việt Nam đang tiến hành một chương trình bảo tồn và trùng tu liên tục.
Các tác phẩm nơi đây là một trong những ví dụ điển hình nhất về kiến trúc cổ ở Việt Nam. Được xây dựng bởi các vị vua Champa, vương quốc Chăm Ấn Độ. Khu di tích đã được bảo tồn trong nhiều năm và là một điểm thu hút lớn về văn hóa và lịch sử.
Một nét độc đáo của thánh địa là điệu múa Siva. Điệu múa cổ xưa này dựa trên thần thoại Hindu. Điệu múa Siva cũng đi kèm với âm nhạc truyền thống của người Chăm, dấu tích của một đế chế cổ đại. Đây là một màn trình diễn tuyệt vời sức mạnh của các vị thần Hindu, đặc biệt là Brahma và Shiva.
Tham khảo thêm: Khám phá bí ẩn về bảo tàng chăm Sa Huỳnh Đà Nẵng
Tham khảo thêm: Bảo tàng Điêu khắc Chăm - Nghệ thuật cổ xưa
Tính biểu tượng của những ngôi đền tại Thánh Địa Mỹ Sơn
Đây là một di tích lịch sử quan trọng và là nơi tọa lạc của một số ngôi đền mang phong cách kiến trúc khác nhau. Chúng phản ánh những ảnh hưởng của Ấn Độ giáo và văn hóa Champa. Các ngôi đền được xây dựng trong các thời kỳ khác nhau và thể hiện sự phát triển của nền văn hóa Chămpa. Những ngôi đền cao chót vót là một ví dụ tuyệt vời cho điều này.
Các ngôi đền tại Thánh địa Mỹ Sơn có nhiều yếu tố trang trí và chủ đề tôn giáo. Ngọn lửa và hoa sen là những chủ đề trang trí phổ biến. Cây cối, đại diện cho trời và đất, cũng rất nổi bật. Các biểu tượng phổ biến khác bao gồm nagas, thần rắn sống trong thế giới ngầm. Cá sấu Ấn Độ cũng là biểu tượng chung của sự sống và cái chết.
Nỗ lực khắc phục những thiệt hại sau chiến tranh
Trong cuộc chiến tranh do Mỹ đứng đầu ở Việt Nam, nơi đây đã bị hư hại nặng nề. Nhiều công trình kiến trúc bị phá hủy. Để bảo vệ và duy trì địa điểm, Chính phủ Việt Nam đã cấp 440.000 USD để bảo trì. Ý và Nhật Bản cũng đã tài trợ kinh phí để tu sửa lại nơi đây. Quỹ Di tích Thế giới cũng đã giúp đỡ trong các nỗ lực bảo tồn. Ngoài những công trình kiến trúc lịch sử, thánh địa Mỹ Sơn còn được biết đến với những vũ điệu Chăm, một hình thức khiêu vũ truyền thống. Các vũ nữ Chăm thường đeo hoa, nến, nước hoặc trầu cau.
Có một số điều cần lưu ý khi lên kế hoạch cho một chuyến đi đến Thánh địa Mỹ Sơn. Giá vé cho từng đối tượng sẽ khác nhau:
Du lịch Mỹ Sơn không chỉ là một hành trình để khám phá lịch sử và văn hóa, mà còn là một trải nghiệm thiêng liêng và tâm linh. Môi trường yên bình và hùng vĩ của núi rừng xung quanh tạo ra một không gian tuyệt vời để du khách thư giãn và hòa mình vào không gian tâm linh của nơi này.
Công ty du lịch DanangBest sẽ tổ chức các chuyến tham quan chuyên nghiệp đến Thánh địa Mỹ Sơn, đảm bảo du khách có cơ hội khám phá sự kỳ diệu của nền văn hóa Champa. Chúng tôi cung cấp các hướng dẫn viên có kinh nghiệm và chuyên môn, giúp du khách hiểu rõ hơn về lịch sử và ý nghĩa tâm linh của địa điểm này.
Đến với Thánh địa Mỹ Sơn, du khách sẽ không chỉ được chứng kiến vẻ đẹp kiến trúc và lịch sử, mà còn trải nghiệm một hành trình tâm linh sâu sắc. Hãy để công ty du lịch tại Đà Nẵng chuyên cung cấp từ Đà Nẵng đến Quảng Nam, Danangbest sẽ đồng hành cùng bạn khám phá bí ẩn và sự tuyệt vời của Mỹ Sơn - một ngôi đền đá quý của văn hóa Champa.
Đà Nẵng và Thánh địa Mỹ Sơn khá gần nhau nên nếu bạn có nhu cầu trải nghiệm đi du lịch Mỹ Sơn từ Đà Nẵng bằng xe máy thì đừng ngần ngại liên hệ Danangbest để thuê xe máy đà nẵng của chúng tôi nhé!
Bảo tồn, phát huy giá trị di sản Hoàng thành Thăng Long sao cho xứng đáng với tầm quan trọng của di tích, đồng thời phục dựng những di sản đã mai một như thế nào ? Các chuyên gia đã đóng góp ý kiến quan trọng tại Hội thảo khoa học quốc tế "20 năm nghiên cứu, bảo tồn và phát huy giá trị di sản Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội".
Hơn 1.000 năm trước, vào thế kỷ XI - năm 1010, đất Thăng Long xưa - Hà Nội nay được Vua Lý Thái Tổ chọn làm Kinh đô của nước Đại Việt và đặt tên là Thăng Long với mong muốn Kinh đô ngày càng phồn thịnh như linh vật rồng thiêng bay lên. Trong suốt hơn 10 thế kỷ, từ thời Lý (thế kỷ XI - thế kỷ XII) đến thời Nguyễn (thế kỷ XIX - thế kỷ XX), các triều đại phong kiến Việt Nam đã liên tục kế thừa, xây dựng và phát triển với vai trò, vị trí là trung tâm chính trị, văn hóa, kinh tế của cả nước. Với những giá trị lịch sử, văn hóa và khoa học đặc biệt của di tích, Khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội đã được xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt năm 2009, được UNESCO ghi danh vào Danh mục Di sản văn hóa thế giới, đúng dịp tổ chức Đại lễ kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội (1010-2010).
Với những giá trị lịch sử, văn hóa và khoa học đặc biệt của di tích, Khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội đã được xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt năm 2009, được UNESCO ghi danh vào Danh mục Di sản văn hóa thế giới, đúng dịp tổ chức Đại lễ kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội (1010-2010) (Ảnh TTXVN)
Khai quật Khu di tích Hoàng thành Thăng Long là cuộc khai quật lớn trong lịch sử ngành khảo cổ học Việt Nam và khu vực Đông Nam Á. Trải qua bao biến thiên của lịch sử, dấu tích kinh thành Thăng Long còn hiển hiện qua hệ thống di tích, di vật được tìm thấy tại Khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long ngày nay.
Ông Christian Manhart - Trưởng đại diện UNESCO tại Việt Nam cho rằng, Hoàng thành Thăng Long minh chứng cho hơn 10 thế kỷ giao lưu và ảnh hưởng văn hóa khắp châu Á. Ngày nay, các tầng văn hóa khảo cổ phản ánh những bước phát triển nối tiếp nhau của các triều đại đã trị vì. Hiếm có di sản nào trên thế giới thể hiện tính liên tục lâu dài như Khu di tích Trung tâm Hoàng thành Thăng Long.
"Vẫn còn nhiều lớp khảo cổ chưa được khám phá dưới lòng đất. Tôi muốn nhấn mạnh rằng nghiên cứu và bảo tồn di sản là một quá trình rất lâu dài đòi hỏi phải có kế hoạch và thực hiện một cách chiến lược. Đồng thời, các ưu tiên và lĩnh vực trọng tâm trong nghiên cứu cần được xác định rõ ràng", ông Christian Manhart nhấn mạnh.
Việc ghi tên Khu Trung tâm của Hoàng thành vào danh sách Di sản thế giới của UNESCO là một vinh dự tạo ra những cam kết và trách nhiệm mới cho tất cả mọi người. Việc hoàn thành kế hoạch quản lý toàn diện vào năm 2013 đã đánh dấu một cột mốc quan trọng. Đây là một công cụ đắc lực cho các cơ quan quản lý Nhà nước nhằm tăng cường cơ chế hợp tác giữa các bên liên quan; lồng ghép quản lý và bảo tồn; cải thiện việc diễn giải về khu di sản và các chương trình giáo dục và tiếp tục đầu tư vào nâng cao năng lực cho đội ngũ nhân viên.
Tổng Thư ký Ủy ban quốc gia UNESCO Việt Nam Phạm Vinh Quang hoan nghênh những nỗ lực trong 20 năm qua của thành phố Hà Nội nói chung và Trung tâm bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội nói riêng trong công tác trùng tu, gìn giữ khu di sản. Để Hoàng thành Thăng Long được xem như một hình mẫu về sự phối hợp giữa thành phố, ban quản lý với các chuyên gia, nhà khoa học trong công tác nghiên cứu, bảo tồn và phát huy giá trị di sản.
Nhìn lại tổng quan kết quả 20 năm khảo cổ học kinh đô Thăng Long (2002-2022) và 10 năm Khảo cổ học khu vực Không gian chính điện Kính thiên (2011-2022), PGS.TS Tống Trung Tín- Hội Khảo cổ học Việt Nam nhấn mạnh, các cuộc khai quật khảo cổ học ở khu vực kinh đô Thăng Long và khu vực Trung tâm Hoàng thành Thăng Long đã phát lộ một hệ thống di tích và di vật lịch sử đồ sộ minh chứng tiêu biểu, xác thực cho lịch sử- văn hóa Thăng Long, lịch sử- văn hóa Việt Nam phát triển liên tục qua hơn 1000 năm lịch sử.
Ông Christian Manhart - Trưởng đại diện UNESCO tại Việt Nam
Từ năm 2011 đến nay, Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội phối hợp với Viện Khảo cổ học tiến hành khai quật nghiên cứu tại khu vực trung tâm của khu di sản, với tổng diện tích 8.440m².
Những cuộc khai quật đã thu được kết quả to lớn trong việc tìm hiểu các giá trị của di sản thế giới Khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long đồng thời thu được nhiều tư liệu mới mang tính xác thực cao, góp phần nghiên cứu, khôi phục chính điện Kính Thiên.
"Các giá trị lịch sử- văn hóa của Thăng Long đạt 3 tiêu chí nổi bật toàn cầu đã đem lại cho Việt Nam và nhân loại một di sản thế giới mà giá trị to lớn của nó đã được các chuyên gia quốc tế khẳng định: "Để hiểu biết lịch sử nhân loại, di tích này không thể thiếu được"...", PGS.TS Tống Trung Tín khẳng định.
Phục dựng trên nguyên tắc không bao giờ phá hủy các hiện vật có giá trị gốc
Theo Tiến sĩ Nguyễn Văn Sơn - Hội Sử học Hà Nội, Điện Kính Thiên là kiến trúc quan trọng bậc nhất của kinh đô Thăng Long thời Lê sơ, Mạc và Lê Trung hưng, khởi dựng từ năm 1428 đời vua Lê Thái Tổ, nơi đặt ngự tọa của Hoàng đế Đại Việt.
Tại đây, Hoàng đế cử hành các đại điển lễ của triều đình như lễ đăng cơ, thiết triều, nghị bàn quốc gia đại sự, điện thí, tuyên cáo thắng trận, tiếp đón sứ thần... Do đó, điện Kính Thiên là biểu trưng cao nhất của cho quyền lực quốc gia Đại Việt xuyên suốt 4 thế kỷ (XV - XVIII).
PGS.TS Tống Trung Tín- Hội Khảo cổ học Việt Nam
Năm 1816, vua Gia Long đã cho dỡ điện Kính Thiên với lí do "kiến trúc đã bị mục nát không thể tu bổ được" và cho dựng một tòa điện mới gọi là chính điện Hành cung, năm 1841 vua Tự Đức đổi thành điện Long Thiên. Trải qua thăng trầm lịch sử kiến trúc đã bị phá hủy toàn bộ chỉ còn lại khu nền cao hơn 2m và hai bộ lan can đá thềm bậc ở chính giữa mặt Nam và góc Tây Bắc.
Các cuộc khảo sát, khai quật tại đây từ năm 2011 đến nay đã mở ra những hiểu biết mới về chính điện Kính Thiên và không gian điện Kính Thiên qua hệ thống di tích, di vật. Tuy nhiên, cấu trúc mặt bằng và phân gian kiến trúc điện Kính Thiên vẫn là câu hỏi lớn chưa có lời giải đáp thỏa đáng.
"Chúng tôi căn cứ vào các nguồn sử liệu để nghiên cứu quá trình xây dựng, cấu trúc nền móng và phân gian kiến trúc của các chính điện triều Lý, Trần, Hồ, Lê (Lam Kinh) và Nguyễn từ đó đưa ra hướng nghiên cứu tìm hiểu về cấu trúc mặt bằng điện Kính Thiên. Kết quả nghiên cứu góp phần nhỏ bé hướng tới việc nghiên cứu, phục dựng Chính điện Kính Thiên và không gian Chính điện Kính Thiên thời Lê trong khu di sản Thế giới Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội"- Tiến sĩ Nguyễn Văn Sơn cho biết.
PGS. TS Nguyễn Quang Ngọc - Hiệu trưởng trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn thì cho biết: Kết quả khai quật khảo cổ học 18 Hoàng Diệu đã bước đầu giải mã nhiều điều bí ẩn ở Trung tâm Cấm thành Thăng Long, trong đó có Tân cung.
Tân cung (hay Cấm trung) không phải là toàn bộ Cấm thành Thăng Long mà chỉ là một phần nhỏ nằm gọn bên trong phần Tây Bắc của tòa Cấm thành.
Nhận diện của Tân cung đầu XIII là có thêm cơ sở khoa học xác định vị trí ngàn năm không thay đổi của các tòa Chính điện Càn Nguyên - Thiên An - Kính Thiên, cùng với trục chính tâm của Cấm thành Thăng Long nằm ở phía Đông, ngay cạnh Tân Cung.
Chia sẻ kinh nghiệm về phục dựng lại các công trình kiến trúc đã bị phá hủy, chỉ còn lại dấu tích, GS Ueno Kunikazu (Đại học nữ Nara - Nhật Bản) giới thiệu một số công trình kiến trúc tiêu biểu thế kỷ thứ VIII, IX được phục dựng thành công tại Nhật Bản. GS Ueno Kunikazu cho biết: "Trước tiên cần dựa vào kết quả của các cuộc khảo cổ học, để dựng lên phác thảo chính xác tới 70-80% công trình kiến trúc cổ. Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi dựng mô hình ở tỉ lệ 1/50 đến 1/100. Chúng tôi cũng kiểm tra các vấn đề khác nhau trong quá trình phục dựng trên nguyên tắc không bao giờ phá hủy các hiện vật có giá trị gốc".