Hai Học Sinh
Vậy sau khi nghỉ hai tháng, cháu có được học tiếp hay không? Nếu không, năm học sau gia đình có thể làm thủ tục xin cho con học lại lớp 10 trong trường cũ được không? Và thủ tục xin nhập học lại ra sao?
Ưu điểm của việc học ACCA từ năm hai
So với các bạn sinh viên năm nhất mới bỡ ngỡ “chân ướt chân ráo” thì các bạn sinh viên năm hai đã có thời gian một năm làm quen với môi trường mới và cũng có nhiều bạn cũng đã bắt đầu tìm hiểu về chương trình ACCA. Năm hai cũng là thời điểm các bạn được học các môn nguyên lý trong chuyên ngành nên phần lớn đã có cái nhìn tổng quan về ngành học, do đó năm 2 là một thời điểm phù hợp nhất để bắt đầu hành trình chinh phục ACCA.
Thêm vào đó, cuối năm ba, đầu năm tư, các bạn sinh viên thường tham gia vào các cuộc thi chuyên ngành để mở ra cho bản thân những cơ hội để trải nghiệm chương trình tuyển dụng của các doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực Kế toán - Kiểm toán - Tài chính. Do đó, việc học ACCA từ năm hai sẽ là hành trang giúp các bạn tự tin tham gia các cuộc thi cũng như các đợt tuyển dụng thực tập vào năm ba, năm bốn. Đây sẽ là khoảng thời gian phù hợp để các bạn trau dồi kiến thức chuyên ngành, tiếng Anh cũng như các kỹ năng thực tế khác để sẵn sàng chinh chiến trên các đấu trường.
Gợi ý lộ trình học ACCA dành cho sinh viên năm hai
Để chuẩn bị cho các cuộc thi ở năm ba hay các kỳ tuyển dụng, bạn cần tập trung vào ba mảng kiến thức chính: Kế toán - Kiểm toán - Thuế. Việc trau dồi kiến thức diễn ra càng sớm thì lượng kiến thức bạn tích lũy càng nhiều và sự tự tin của bạn càng được nâng cao.
Nếu bắt đầu học ACCA từ năm hai, bạn nên khởi động với các môn học về Kế toán để làm nền móng học phát triển lên các môn về Kiểm toán và Thuế. Ở level Applied Knowledge, các bạn có thể bỏ qua hoặc tự học môn AB/F1 - Kế toán doanh nghiệp (phần lớn các bạn sẽ được miễn môn này nếu chuyên ngành học liên quan tới kinh tế) và bắt đầu học với môn FA/F3 - Financial Accounting và môn MA/F2 - Management Accounting vì hai môn này là nền tảng cho hai môn ở level Applied Skills là FR/F7 - Financial Reporting và PM/F5 - Performance Management mà các bạn bắt buộc phải thi sau này. Thêm vào đó, kiến thức của hai môn này cũng khá sát với chương trình học của các bạn trên trường, giúp các bạn bắt đầu tiếp xúc với cơ sở ngành từ năm hai.
Sau khi đã có nền tảng vững chắc, đến năm ba, bạn hoàn toàn có thể tự tin chinh phục các môn chuyên sâu ở level 2 - Applied Skills: FR/F7 - Financial Reporting, AA/F8 - Audit & Assurance, TX/F6 - Tax, PM/F5 - Performance Management, FM/F9 - Financial Management. Một điểm cộng cho việc học các môn level Applied Skills ở năm ba đó là sự tương đồng với kiến thức trên trường, giúp các bạn hiểu và nắm chắc kiến thức hơn.
Bên cạnh đó, các bạn nên trau dồi các kỹ năng mềm như word, excel, thuyết trình đồng thời tích lũy thêm các kinh nghiệm thực tế để làm hành trang bước vào các cuộc thi và kỳ tuyển dụng ở năm ba.
Hiện nay, ACCA đã mở 4 kỳ thi trong 1 năm, do đó các bạn sinh viên năm 2 có thể học mỗi kỳ 1 môn để có thời gian tham gia các hoạt động ngoại khóa, rèn luyện thêm các kỹ năng mềm, tham gia CLB…
➤➤ Xem thêm: Lộ trình học ACCA cho sinh viên năm 3
Vậy sinh viên năm hai cần chuẩn bị thêm gì khi cơ hội đang rộng mở?
Kiến thức + Kỹ năng sẽ là công thức hoàn hảo cho một hành trang để các bạn tự tin nắm chắc các cơ hội đang rộng mở chờ đón.
Các hình thức học ACCA tại BISC cho các bạn sinh viên năm hai
Khi học ACCA tại trung tâm, học viên có thể tương tác trực tiếp với giảng viên, giúp tăng độ tập trung với bài học. Bên cạnh đó, trung tâm hỗ trợ học viên học Offline có thêm tài khoản Online để theo dõi lại bài học tại nhà, practice bài tập thường xuyên, đồng thời cung cấp giáo trình học và hỗ trợ học viên các nguồn tài liệu học từ nước ngoài uy tín nhất, giúp học viên chuẩn bị tốt nhất cho môn học và cho bài thi của mình.
➤➤ Xem thêm lịch học các môn ACCA tại đây
Học Online trên nền tảng website
Hiện nay có rất nhiều bạn học viên muốn theo đuổi ACCA nhưng vì nhiều lý do như thời gian, khoảng cách, tài chính,... mà bị trì hoãn kế hoạch của mình. Nếu bạn gặp một trong số vấn đề trên thì bạn có thể tham khảo các khóa học Online tại BISC. Nền tảng học Online của BISC cung cấp các video bài giảng được record trực tiếp tại lớp học, hậu kỳ và up lên website ngay sau khi lớp học kết thúc khoảng 12 tiếng, cập nhật kiến thức và bài giảng theo từng kỳ, giúp các bạn học viên học Online theo kịp lớp học Offline. Ngoài ra, nền tảng học Online của BISC còn cung cấp các bài kiểm tra trên máy, giúp học viên đánh giá được kiến thức cũng như quen dần với hình thức thi trên máy (CBE) đối với các môn học ACCA.
ĐĂNG KÝ HỌC THỬ ACCA ONLINE MIỄN PHÍ TẠI ĐÂY
Muốn học sau đại học ở Cambridge, ứng viên Việt Nam phải có bằng thạc sĩ; nhưng My chỉ có bằng cử nhân cùng kinh nghiệm làm việc cho một viện nghiên cứu.
Phạm Hà My, 29 tuổi, hiện là nghiên cứu sinh tiến sĩ của Đại học Cambridge. 10 năm trước, My không nghĩ ngày nào đó sẽ trở thành sinh viên Đại học Cambridge - Top 3 Đại học danh giá nhất thế giới (sau MIT và Oxford, đồng hạng với Stanford) theo xếp hạng của QS năm 2022; và nằm trong Top 5 (sau Harvard, MIT, Stanford, và trước Oxford) theo xếp hạng của THE năm 2020. QS và THE là hai trong số ba tổ chức xếp hạng đại học uy tín nhất hiện nay, bên cạnh Academic Ranking of World University (ARWU).
My muốn du học từ năm cấp ba, khi thấy bạn bè cùng trường Chuyên Hà Nội - Amsterdam lần lượt giành học bổng các đại học quốc tế. Hoàn cảnh gia đình không cho phép nên cựu học sinh chuyên Sinh phải tạm gác ý định. Tốt nghiệp ngành Công nghệ Sinh học, Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội, My từng xin học bổng ở một số nước song chỉ dừng ở vòng phỏng vấn do tiếng Anh và hồ sơ còn hạn chế.
"Tôi quyết định đi làm để biết rõ mình muốn gì. Đó cũng là quá trình chuẩn bị, trau dồi ngoại ngữ và kiến thức chuyên môn để tìm cơ hội tốt hơn", My cho hay.
Phạm Hà My đang là nghiên cứu sinh năm hai bậc tiến sĩ tại Đại học Cambridge. Ảnh: Nhân vật cung cấp
My ứng tuyển vào đơn vị nghiên cứu lâm sàng của Đại học Oxford tại Việt Nam (OUCRU), với mục đích học hỏi cách làm việc trong môi trường quốc tế và cải thiện tiếng Anh. Thời gian này, My tham gia hội nghị, hội thảo ở nhiều quốc gia. Tuy nhiên, chỉ tới khi đoạt giải Quán quân cuộc thi tìm kiếm Đại sứ Truyền thông Khoa học của Hội đồng Anh và đại diện Việt Nam tham dự cuộc thi quốc tế ở Anh, My mới quyết định đây sẽ là điểm đến tiếp theo. Lúc này, vốn tiếng Anh và kiến thức đã đủ tốt, My bắt tay làm hồ sơ xin học bổng.
Nộp xong học bổng Chính phủ Anh Chevening tháng 11/2017, My vẫn muốn thử sức với một trường top. Cô hoàn hiện hồ sơ cho chương trình thạc sĩ về Khoa học hệ gen của Đại học Cambridge.
Lúc có ý định nộp vào Cambridge, My liên hệ một số giáo sư trong trường để tìm hiểu đề tài nghiên cứu của họ và hỏi xem liệu cô có thể trở thành sinh viên nghiên cứu cùng đề tài. My được các giáo sư động viên nộp hồ sơ.
Tuy nhiên, theo quy định của Cambridge, để ứng tuyển chương trình thạc sĩ, ứng viên đến từ Việt Nam và một số nước đang phát triển phải có IELTS ít nhất 7.0 (trong đó không kỹ năng nào dưới 7) và đã có bằng thạc sĩ. Trong thư phản hồi My, ban tuyển sinh cho rằng cô gửi sót giấy tờ do chưa thấy bằng thạc sĩ.
"Giáo sư khuyên tôi gửi email cho trường, nhờ xem xét vì tuy không có bằng thạc sĩ, tôi có kinh nghiệm làm việc và có khả năng hoàn thành chương trình ở Cambridge. Thầy nói không phải sinh viên nào đến từ đất nước phát triển cũng học tốt và ngược lại, không phải mọi sinh viên đến từ quốc gia đang phát triển đều không đáp ứng được", My cho hay.
Trong email, My trình bày đã được học các môn liên quan công nghệ sinh học, từng thực hiện nhiều công trình nghiên cứu. Bài luận của My nêu ra vấn đề kháng thuốc kháng sinh ở Việt Nam và thể hiện mong muốn nghiên cứu về loại vi khuẩn mang gen kháng thuốc kháng sinh.
Cuối cùng, nữ sinh Hà Nội được chấp nhận vào vòng phỏng vấn. Vài tháng sau, cô nhận tin đỗ cả học bổng Chevening và Đại học Cambridge, gồm toàn bộ học phí, chi phí sinh hoạt và vé máy bay hai chiều.
"Tôi đã rất cân nhắc khi phải lựa chọn nhưng cuối cùng quyết định học Cambridge vì đã được đến thăm và phải lòng ngôi trường này", My nói, cho biết lên đường du học tháng 1/2019.
Giáo sư Nicholas Thomson, trưởng khoa Nghiên cứu Vi sinh - Ký sinh trùng, Viện nghiên cứu Sanger - Đại học Cambridge, đánh giá My là "sinh viên xuất sắc".
"Hà My đã chuyển mình từ một nhà khoa học trong phòng thí nghiệm sang một nhà tin sinh học trưởng thành để phân tích dữ liệu với chất lượng cao, liên quan tới sức khoẻ cộng đồng", giáo sư Thomson chia sẻ.
My trong một sự kiện cùng các bạn ở Cambridge mới đây. Ảnh: Nhân vật cung cấp
Chương trình thạc sĩ chỉ diễn ra một năm, trong khi My thích cuộc sống du học và muốn được học thêm. Cô quyết định tìm hiểu chương trình tiến sĩ khi học thạc sĩ được sáu tháng; sau đó gửi hồ sơ cho Cambridge và hai trường ở Đức, Hà Lan.
"Nộp hồ sơ học bổng tiến sĩ và viết khóa luận thạc sĩ trong cùng một thời gian khiến tôi vô cùng căng thẳng", My nhớ lại.
Sau khi có kết quả trúng tuyển sớm chương trình tiến sĩ hai trường ở Đức và Hà Lan, My vẫn muốn chờ tin từ Cambridge.
Nghiên cứu sinh 29 tuổi cho hay, khác với thạc sĩ học trong thời gian ngắn, bậc tiến sĩ khó và lâu hơn. Nếu vòng phỏng vấn ở bậc thạc sĩ giống như cuộc trò chuyện vui vẻ, giúp hội đồng tuyển sinh hiểu hơn về con người My, phần này ở bậc tiến sĩ thực sự là cuộc kiểm tra kiến thức, kỹ năng và bản lĩnh.
My phải qua bốn cuộc phỏng vấn trong một ngày, mỗi cuộc kéo dài khoảng một tiếng. Ba cuộc đầu tiên với ba giáo sư tập trung hỏi về kiến thức, trong khi cuộc gặp với hội đồng trường xoay quanh các kỹ năng xử lý tình huống, kết nối, quản lý thời gian và định hướng tương lai.
"Tôi đã tưởng vuột mất cơ hội này vì hôm đó phỏng vấn dồn dập với nhiều từ chuyên ngành. Tôi tiếc phát khóc", My kể.
Nhưng hai tháng sau, My lần nữa được trao học bổng toàn phần bậc tiến sĩ tại Cambridge. Sau khi cân nhắc, cô đổi từ lĩnh vực nghiên cứu vi sinh sang ung thư và đột biến gen. Tiến sĩ Raheleh Rahbari, trưởng nhóm nghiên cứu tại khoa Ung thư - Đột biến, Viện nghiên cứu Sanger, ấn tượng với quá trình học tập xuất sắc của nữ sinh Việt.
"Năm 2022 sẽ là một năm bận rộn với Mimy (tên thân mật của My) vì cần phân tích một khối lượng dữ liệu giải trình tự gene lớn mà cô ấy tạo ra vào năm ngoái, đồng thời thực hiện thêm nhiều thí nghiệm khác", Rahbari cho hay.
My và bạn trai trong bức ảnh chụp năm 2021. Anh là lý do giữ cô ở lại Cambridge. Ảnh: Nhân vật cung cấp
Gần bốn năm học tại Cambridge, My luôn băn khoăn vì số sinh viên Việt Nam ở trường luôn khiêm tốn hơn nhiều nước khác. Cô tạo blog My ở Cam để chia sẻ cuộc sống, kinh nghiệm học tập, cơ hội và giúp đỡ các bạn có mong muốn du học.
Theo My, ứng viên nên tìm cách bồi đắp kiến thức, kỹ năng, có sự chuẩn bị đầy đủ thay vì vội vàng ứng tuyển khi bản thân còn thiếu sót, hồ sơ chưa đủ mạnh. Sinh viên cần hiểu rõ lý do và mục đích du học, sau đó lập danh sách các loại học bổng và liệt kê tiêu chí. Cô ví nộp hồ sơ du học giống như "tìm người yêu" và việc phù hợp với tiêu chí học bổng là điều rất quan trọng.
"Bạn sẽ đánh mất 100% cơ hội nếu không một lần dám thử với những điều tưởng chừng như xa vời", My nói.