Một số quy định xã hội hóa giáo dục (Hình từ internet)

Nhà trường thu tiền xã hội hóa giáo dục có đúng không?

Nghị đinh số 69/2008/NĐ-CP Về chính sách khuyến khích xã hội hóa đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường quy định:

“Điều 14. Nguồn thu của cơ sở thực hiện xã hội hóa

Cơ sở thực hiện xã hội hóa được tự quyết định mức thu trên cơ sở đảm bảo trang trải chi phí cần thiết cho quá trình hoạt động và có tích lũy để đầu tư phát triển.

2. Thu từ hoạt động cung cấp hàng hoá, dịch vụ khác.

3. Lãi được chia từ các hoạt động liên doanh, liên kết; lãi từ tiền gửi ngân hàng, trái phiếu.

4. Kinh phí do ngân sách nhà nước cấp (nếu có) bao gồm:

a) Kinh phí thực hiện các nhiệm vụ do Nhà nước đặt hàng;

b) Kinh phí hỗ trợ thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học và công nghệ;

c) Kinh phí thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia;

d) Kinh phí thực hiện chương trình đào tạo bồi dưỡng người lao động;

đ) Các khoản tài trợ, hỗ trợ lãi suất;

5. Nguồn khác: viện trợ, tài trợ, quà biếu, tặng.”

“Điều 16. Trách nhiệm của cơ sở thực hiện xã hội hóa

1. Cơ sở thực hiện xã hội hóa phải đăng ký với cơ quan thuế khi hoạt động làm căn cứ xác định ưu đãi và nghĩa vụ về thuế.

2. Cơ sở thực hiện xã hội hóa phải tuân thủ theo điều lệ hoạt động, bảo đảm các điều kiện về chuyên môn, nghiệp vụ, nhân lực, cơ sở vật chất theo quy định của pháp luật để cung cấp cho xã hội các sản phẩm, dịch vụ đạt yêu cầu, tiêu chuẩn về nội dung và chất lượng.

3. Cơ sở thực hiện xã hội hóa có trách nhiệm thực hiện công khai mức thu phí, lệ phí theo từng dịch vụ, công khai hoạt động, công khai tài chính theo quy định của pháp luật, công khai mức hỗ trợ và số tiền ngân sách nhà nước hỗ trợ (nếu có).

Định kỳ báo cáo tình hình hoạt động và tài chính của cơ sở gửi cơ quan quản lý ngành, cơ quan tài chính và cơ quan thuế cùng cấp theo quy định của pháp luật.

4. Cơ sở thực hiện xã hội hóa có trách nhiệm thực hiện yêu cầu về thanh tra, kiểm tra của cơ quan tài chính và các cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Cung cấp đầy đủ, kịp thời các tài liệu liên quan đến nội dung thanh tra, kiểm tra và chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của thông tin, tài liệu cung cấp.

5. Cơ sở thực hiện xã hội hóa có trách nhiệm tổ chức thực hiện công tác kế toán, thống kê; thực hiện kiểm toán hàng năm và công khai kết quả kiểm toán theo quy định của pháp luật.”

Như vậy, khoản thu cho Xã hội hóa giáo dục là một khoản thu đúng theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, về vấn đề lắp máy chiếu cho các phòng học thì cơ sở thực hiện việc thu sẽ là chính trường học đó chứ không phải do UBND cấp xã thu.

Khoản thu cho xã hội hóa giáo dục là hợp pháp, tuy nhiên hiện nay có nhiều cơ sở đang lợi dụng khoản thu này để thu nhiều khoản tiền bất hợp lý. Trong trường hợp của bạn, nếu bạn có những căn cứ chứng minh rằng khoản thu này của nhà trường là bất hợp lý, không thực sự nhằm mục đích xã hội hóa giáo dục thì bạn có thể làm đơn khiếu nại.

Phân phối kết quả tài chính của cơ sở thực hiện xã hội hoá:

Căn cứ dựa trên kết quả hoạt động tài chính hàng năm, thu nhập của cơ sở thực hiện xã hội hóa sau khi đã trang trải các khoản chi phí, chi trả lãi vay, nộp đủ thuế cho ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật được phân phối để trích lập các quỹ và chia lãi cho các thành viên góp vốn.

Đối với các cơ sở ngoài công lập, cơ sở được thành lập theo Luật Doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực xã hội hóa: việc trích lập các quỹ, mức chi trả thu nhập cho người lao động và chia lãi cho các thành viên góp vốn do Hội đồng Quản trị (hay Hội đồng trường) hoặc Thủ trưởng (đối với cơ sở không có Hội đồng Quản trị) cơ sở ngoài công lập, cơ sở xã hội hóa được thành lập theo luật doanh nghiệp quyết định phù hợp với Điều lệ tổ chức hoạt động của cơ sở (đối với cơ sở ngoài công lập), với Luật Doanh nghiệp (đối với cơ sở xã hội hóa được thành lập theo Luật Doanh nghiệp).

Các khoản chi của cở sở thực hiện xã hội hoá thì nội dung các khoản chi và mức chi do cơ sở thực hiện xã hội hóa tự quyết định và chịu trách nhiệm, nhưng phải đảm bảo tuân thủ các quy định của Nhà nước đối với các khoản chi phí hợp lệ để làm căn cứ xác định thuế thu nhập doanh nghiệp đối với cơ sở ngoài công lập. Các nội dung chi cho cơ sở thực hiện xã hội hoá phải được theo dõi, phản ảnh đầy đủ trên sổ sách kế toán của cơ sở thực hiện xã hội hóa.

Đối với việc trích lập các quỹ, mức chi trả thu nhập cho người lao động và chia lãi cho các thành viên góp vốn do Hội đồng Quản trị (hay Hội đồng trường) hoặc Thủ trưởng (đối với cơ sở không có Hội đồng quản trị) cơ sở thực hiện xã hội hóa quyết định phù hợp với Điều lệ tổ chức hoạt động của cơ sở thực hiện xã hội hoá.

Mã số bảo hiểm xã hội có là số sổ bảo hiểm xã hội

Căn cứ theo Công văn 3340/BHXH-ST năm 2017 về việc cấp sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế theo mã số bảo hiểm xã hội do Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành, quy định chi tiết về mã số BHXH và số sổ BHXH như sau:

Ví dụ: bìa và tờ rời sổ BHXH trước đây in “Số sổ: 0118000001”, nay được in là “Mã số: 0118000001”

Như vậy, theo mẫu sổ BHXH mới sẽ thay thế cụm từ "Số sổ:" in trên bìa và tờ rời của sổ BHXH bằng cụm từ “Mã số:”

Về bản chất thì 10 chữ số được in trên sổ BHXH vừa là số sổ, vừa là mã số BHXH của cá nhân đó.

Quy định về xã hội hoá sự nghiệp giáo dục:

Căn cứ theo quy định tại Điều 16 Luật giáo dục năm 2019 nêu rõ:

– Phát triển giáo dục, xây dựng xã hội học tập là sự nghiệp của Nhà nước và của toàn dân.

– Nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong phát triển sự nghiệp giáo dục. Thực hiện đa dạng hóa các loại hình cơ sở giáo dục và hình thức giáo dục; khuyến khích, huy động và tạo điều kiện để tổ chức, cá nhân tham gia phát triển sự nghiệp giáo dục; khuyến khích phát triển cơ sở giáo dục dân lập, tư thục đáp ứng nhu cầu xã hội về giáo dục chất lượng cao.

– Tổ chức, gia đình và cá nhân có trách nhiệm chăm lo sự nghiệp giáo dục, phối hợp với cơ sở giáo dục thực hiện mục tiêu giáo dục, xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh.

– Tổ chức, cá nhân có thành tích trong sự nghiệp giáo dục được khen thưởng theo quy định của pháp luật.

Nhà nước hiện nay khuyến khích xã hội hóa hoạt động tín dụng giáo dục. Đồng thời, Ủy ban nhân dân các cấp thực hiện quản lý nhà nước về giáo dục theo phân cấp của Chính phủ, theo đó trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, thực hiện các nhiệm vụ phát triển các loại hình nhà trường, thực hiện xã hội hóa giáo dục; bảo đảm đáp ứng yêu cầu mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng dạy học và hiệu quả giáo dục tại địa phương;…

Theo Điều 7 Luật Giáo dục nghề nghiệp 2014 quy định:

Theo đó có thể hiểu xã hội hóa giáo dục là quá trình huy động toàn xã hội tham gia vào sự nghiệp giáo dục, nhằm phát huy truyền thống hiếu học và tiềm năng con người trong việc xây dựng nền giáo dục hiện đại dưới sự quản lý của Nhà nước.

- Các yếu tố chính của xã hội hóa giáo dục:

+ Huy động nguồn lực: Động viên các tầng lớp nhân dân, tổ chức kinh tế - xã hội đóng góp tài chính, vật chất và tinh thần cho giáo dục.

+ Phát triển đa dạng các loại hình giáo dục: Tạo điều kiện cho nhiều loại hình giáo dục khác nhau phát triển, từ công lập đến tư thục, từ giáo dục chính quy đến giáo dục thường xuyên.

+ Tăng cường sự tham gia của cộng đồng: Khuyến khích sự tham gia của gia đình, cộng đồng và các tổ chức xã hội vào quá trình giáo dục, tạo ra môi trường giáo dục lành mạnh và an toàn.

- Vai trò của xã hội hóa giáo dục:

+ Nâng cao chất lượng giáo dục: Huy động các nguồn lực xã hội giúp cải thiện cơ sở vật chất, trang thiết bị và chất lượng giảng dạy.

+ Tạo sự công bằng trong giáo dục: Đảm bảo mọi người đều có cơ hội tiếp cận giáo dục, không phân biệt giàu nghèo.

+ Phát triển bền vững: Góp phần xây dựng một xã hội học tập, nơi mọi người đều có cơ hội học tập suốt đời.