Đức Giám Mục Việt Nam
NGÔN NGỮ HÌNH TƯỢNG NƠI ĐỨC GIÁO HOÀNG PHANXICÔ
Hành Trình Âu – Á Lần Thứ Hai (1674 – 1681)[29]
Ngày 21.08.1674, Đức cha Pallu từ biệt Đức cha Lambert tại Ayutthaya để lên đường sang Đàng Ngoài. Nhưng tàu của ngài bị bão đánh dạt cảng Cavite, Philippines. Đức cha và thuỷ thủ đoàn bị chính quyền Tây Ban Nha bắt giữ và giải về kinh đô Manila với tội danh “đi truyền giáo mà không có phép của triều đình Tây Ban Nha”.
Ngày 04.04.1675, chính quyền Manila đưa Đức cha Pallu về Madrid, Tây Ban Nha để xét xử, và ngài được tuyên bố trắng án. Rời Madrid, Đức cha Pallu sang Pháp rồi từ đó đi Rôma.
Thời gian ở Rôma, Đức cha Pallu luôn bận rộn với việc làm các bản tường trình, thỉnh nguyện để trình lên Toà thánh, cách riêng về hai vấn đề của Giáo hội Việt Nam: sự chống đối của Chế Độ Bảo Trợ truyền giáo Bồ Đào Nha; thứ hai là thái độ không vâng phục Toà Thánh nơi các cha thừa sai Dòng Tên người Bồ Đào Nha.
Ba năm ở Rôma, Đức cha Pallu thỉnh nguyện được hai mươi hai sắc lệnh của Toà thánh; Ngài cũng trình bày lên Toà thánh về Dòng nữ và Hiệp hội Tín hữu Mến Thánh Giá do Đức cha Lambert thành lập. Ngày 02.01.1679, Đức Giáo hoàng Innôxentê XI đã ban Tông thư Cum Sicut công nhận các tổ chức Mến Thánh Giá.
Nhờ hoạt động của Đức cha Pallu tại Rôma, ngày 25.11.1679, Toà thánh đã bổ nhiệm cha Deydier[30] và cha Bourges[31] làm Giám mục và Đại diện Tông toà xứ Đàng Ngoài. Ngài cũng được Toà Thánh chấp thuận cho từ chức Đại diện Tông toà Đàng Ngoài, và được bổ nhiệm làm Đại diện Tông toà xứ Phúc Kiến với quyền giám quản một số tỉnh ở Trung Hoa.
Ngày 25.03.1681, Đức cha Pallu rời Pháp đi Thái Lan và đến nơi ngày 04.7.1682. Ngài ở lại Ayutthaya một năm rồi lại tiếp tục đến Giáo phận Phúc Kiến, địa sở mới của ngài vào ngày 14.01.1684.
Trở lại Thái Lan vào giữa tháng 05.1676, sức khoẻ của Đức cha Lambert kém dần. Chứng bệnh đường ruột và sạn thận hành hạ khiến Đức cha đau đớn nhiều.
Vào những ngày cuối đời, Đức cha muốn dành thời gian yên tĩnh để cầu nguyện và kết hợp mật thiết với Chúa Kitô Chịu-Đóng-Đinh.
Khoảng 4 giờ sáng ngày 15.06.1679, Đức cha Pierre Lambert de la Motte đã an nghỉ lành thánh trong Chúa tại Ayutthaya (55 tuổi)[32].
Lúc 03 giờ 30 sáng Chúa nhật ngày 29.10.1684, Đức cha François Pallu nhẹ nhàng trút hơi thở cuối cùng tại Giáo phận Phúc Kiến, Trung Hoa với tuổi đời 58[33].
Trong công cuộc truyền giáo và xây dựng Giáo hội Việt Nam, những hoạt động của Đức cha Pierre Lambert và Đức cha François Pallu là một sự kết hợp hài hoà, không thể tách rời nhau. Nếu như Đức cha Lambert chuyên về hoạt động để xây dựng và củng cố Giáo hội về mặt thể chế, phẩm trật, đời sống, thì Đức cha Pallu đảm nhận vai trò kết nối giữa Toà Thánh với Việt Nam. Nhờ ngài, các hoạt động của Đức cha Lambert được Toà Thánh chuẩn nhận và hướng dẫn hành động. Nhờ vậy, dù trải qua nhiều thời kỳ chia cắt, Giáo hội Việt Nam vẫn hiệp nhất và thống nhất.
Hương thơm nhân đức của hai vị Giám mục Tiên Khởi được toả ra từ : (1) đời sống thánh thiện của các ngài; (2) hoa trái thánh thiện mà các ngài để lại[34].
1. Đời sống thánh thiện của các ngài được thể hiện qua quyết tâm chu toàn Thánh Ý Chúa qua bổn phận được trao phó là xây dựng Giáo hội Việt Nam trong hoàn cảnh hết sức khó khăn, phức tạp, trong sự đan xen giữa tôn giáo, chính trị và kinh tế. Đồng thời, tìm mọi cách củng cố, động viên các thừa sai và cộng đoàn Kitô giáo giữ vững niềm tin, kiên trung trong mọi thử thách và bách hại. Hai ngài đã sống và chết cho sứ mạng truyền giáo và xây dựng 2 Giáo phận Tông tòa đầu tiên tại Việt Nam.
Điều này đã được thực hiện qua một đường hướng truyền giáo hết sức rõ ràng và cụ thể với 3 điểm nhấn:
+ Nền tảng của việc truyền giáo và xây dựng Giáo hội là “Chúa Giêsu Kitô chịu đóng đinh”;
+ Luôn hiệp thông với Tòa Thánh và tuân theo những hướng dẫn của Tòa Thánh;
+ Mời gọi và nối kết mọi thành phần Dân Chúa để xây dựng Giáo hội, xây dựng Giáo phận: linh mục (thành lập Chủng viện), nữ tu (lập Dòng Mến Thánh Giá), giáo dân (lập Hiệp hội Tín hữu Mến Thánh Giá);
2. Hoa trái thánh thiện của các ngài để lại chính là Giáo hội Việt Nam:
+ Với hơn 100.000 tử đạo gắn bó với Thập giá Chúa Giêsu;
+ 27 giáo phận với các chủng viện đào tạo linh mục;
+ 30 Hội Dòng Mến Thánh Giá;
+ Các Hiệp Hội Tín hữu Mến Thánh Giá.
Như vậy, khi “được ủy thác sứ mạng duy trì luôn mãi công trình của Chúa Kitô, vị Mục tử vĩnh cửu” (Christus Dominus 2), Đức cha Pallu và Đức cha Lambert đã cộng tác tích cực với nhau để “xây dựng Thân Thể Chúa Kitô” (Ep 4,12) là Giáo Hội” (Christus Dominus 1) tại Việt Nam.
(Xin xem phần cuối tại đây)Nguồn: Hội Đồng Giám Mục Việt Nam (22/10/2021)
Hành Trình Âu – Á Lần Thứ Nhất (1665 – 1673)[27]
Sau khi kết thúc Công đồng Ayutthaya, hai Đức cha thấy rằng những quyết định này cần phải được sự chuẩn nhận sớm của Toà thánh. Thay vì trao đổi qua thư từ chiếm nhiều thời gian, các kế hoạch sẽ được xúc tiến nhanh hơn nếu một trong hai vị trở lại Rôma để trình bày trực tiếp lên Toà thánh; đồng thời cũng cho Toà Thánh hiểu được rõ nét những khó khăn mà các vị Đại diện Tông Toà đang gặp phải. Đức cha Pallu đã tự nguyện quay trở lại Châu Âu vì cảm thấy sức khoẻ tốt hơn.
Đức cha Pallu trao quyền điều hành Đàng Ngoài cho Đức cha Lambert, ngày 17.01.1665, ngài lên đường về lại Châu Âu và đến Rôma, ngày 20.4.1667.
Tại Rôma, những đệ trình của Đức cha Pallu được Thánh Bộ cứu xét cẩn thận. Năm 1669, Toà thánh đưa ra quyết định:
+ Chấp thuận, đánh giá rất cao, tài trợ kinh phí in ngay tại Roma[28] bản “Huấn Thị Gởi Các Thừa Sai”;
+ Tán thành việc lập chủng viện chung cho cả vùng truyền giáo Viễn Đông;
+ Đặt Xiêm La dưới quyền cai quản của các Giám mục Pháp. Các ngài có thể tiếp nhận và huấn luyện các linh mục cho vùng Viễn Đông;
+ Không đồng ý việc duy trì Hội Tông Đồ.
Ngày 13.09.1669, Toà Thánh ban hành sắc lệnh Speculatores, chỉ thị cho mọi thừa sai khi tới các địa sở của các vị Đại diện Tông Toà phải trình bày bài sai riêng của mình và vâng phục các ngài; nếu không, sẽ bị vạ tuyệt thông.
Trong chuyến đi này, Đức cha Pallu nỗ lực tìm kiếm thêm nhân sự cũng như nguồn tài trợ cho công cuộc truyền giáo.
Ngày 03.02.1670, Đức cha Pallu trở lại Châu Á, với sáu linh mục và bốn giáo dân. Tại Surate - Ấn Độ, sau khi nhận được tin tức, bản ký sự về chuyến đi Đàng Ngoài của Đức cha Lambert (1669-1670), Đức cha Pallu quyết định gửi Cha Charles Sevin quay về Pháp và Rôma, đệ trình hồ sơ xin Toà Thánh phê chuẩn các quyết định của Công đồng Phố Hiến và Tu hội nữ Mến Thánh Giá. Ngày 27.5.1673, Đức cha Pallu tới Ayutthaya.
Trong Đoản sắc Apostolatus Officium (được ban hành ngày 23.12.1673), Đức Giáo hoàng đã xác nhận Công đồng Phố Hiến.
Phỏng vấn Đức Giám mục Tân cử Đaminh Hoàng Minh Tiến
Giáo Hội Việt Nam 1,264 lượt xem
PHỎNG VẤN ĐỨC GIÁM MỤC TÂN CỬ ĐAMINH HOÀNG MINH TIẾN
Truyền thông Hội đồng Giám mục Việt Nam
CÔNG CUỘC TRUYỀN GIÁOCỦA HAI GIÁM MỤC TIÊN KHỞI TẠI GIÁO HỘI VIỆT NAM
+ Giuse Đỗ Mạnh HùngGiám mục Gp. Phan Thiết
1. Công Cuộc Truyền Giáo Tại Việt Nam Dưới Chế Độ Bảo Trợ Bồ Đào Nha
3. Hai Giám Mục Tiên Khởi Tại Việt Nam
Phần I. HAI MẪU GƯƠNG QUẢ CẢM TRONG SỨ VỤ GIÁM MỤC
2. Tổ Chức Các Công Đồng Địa Phương
3. Xây Dựng Chủng Viện và Đào Tạo Linh Mục Bản Xứ
4. Thành Lập Dòng Mến Thánh Giá
1. Hành Trình Âu – Á Lần Thứ Nhất (1665 – 1673)
2. Hành Trình Âu – Á Lần Thứ Hai (1674 – 1681)
PHẦN II. HƯỚNG TỚI VIỆC PHONG THÁNH CHO HAI VỊ GIÁM MỤC TIÊN KHỞI TẠI VIỆT NAM
I. “Chứng Từ Lịch Sử Trên Văn Bản”: do Nhóm chuyên viên phụ trách
II. “Chứng Từ Lịch Sử Sống Động”
2. Một Giáo Hội Trên Đà Trưởng Thành
III. Phúc Lành Của Thiên Chúa qua các phép lạ
Cũng giống như Đức cha Lambert, Đức cha François Pallu không thể đến được Địa phận Đàng Ngoài vì cuộc bách hại đạo dữ dội. Thiên Chúa nhân lành đã muốn cho ngài thi hành sứ vụ theo một cách riêng. Đức cha Pallu còn phải thực hiện những chuyến đi về giữa Âu – Á trong nhiều năm để xin sự chuẩn nhận của Toà Thánh cho các hoạt động khởi đầu của Giáo hội Việt Nam cũng như vận động thêm nhiều nguồn tài trợ cho công cuộc truyền giáo Viễn Đông.