Chủ Công Trình Xây Dựng Là Gì
Theo khoản 1 Điều 135 Luật Xây dựng 2014 (sửa đổi, bổ sung 2020), dự toán xây dựng công trình là chi phí cần thiết để xây dựng công trình, thực hiện gói thầu, công việc xây dựng được xác định trên cơ sở khối lượng tính toán từ thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công, yêu cầu công việc phải thực hiện và định mức, giá xây dựng.
Dự toán xây dựng trong trường hợp dự án có nhiều công trình.
Căn cứ tại Khoản 3, Điều 11, Nghị định 10/2021/NĐ-CP, đối với dự án có nhiều công trình, chủ đầu tư xác định tổng dự toán để quản lý chi phí đầu tư xây dựng.
Tổng dự toán gồm các dự toán xây dựng công trình và chi phí tư vấn, chi phí khác, chi phí dự phòng tính chung cho cả dự án.
Tổng hợp các bài viết về Luật Xây dựng
Dự toán xây dựng công trình là gì? Nội dung dự toán xây dựng công trình (Hình từ internet)
Về vấn đề này, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT giải đáp như sau:
b. Các quy định cụ thể về dự toán sử dụng vốn đầu tư công, vốn nhà nước ngoài đầu tư công
- Dự toán xây dựng sử dụng vốn đầu tư công, vốn nhà nước ngoài đầu tư công
được phê duyệt theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 82 của Luật này là cơ sở xác định giá gói thầu và đàm phán, ký kết hợp đồng xây dựng.
- Dự toán xây dựng được phê duyệt của dự án sử dụng vốn đầu tư công, vốn nhà nước ngoài đầu tư công chỉ được điều chỉnh trong các trường hợp sau:
+ Điều chỉnh tổng mức đầu tư xây dựng
+ Được phép thay đổi, bổ sung thiết kế không trái với thiết kế cơ sở hoặc thay đổi cơ cấu chi phí dự toán xây dựng nhưng không vượt tổng mức đầu tư xây dựng được phê duyệt;
+ Việc điều chỉnh dự toán xây dựng công trình phải được thẩm định, phê duyệt theo quy định của pháp luật về xây dựng.
Các quy định về việc thẩm định dự toán xây dựng công trình điều chỉnh được quy định cụ thể tại Điều 13, Nghị định 10/2021/NĐ-CP, chúng tôi sẽ trình bày chi tiết trong các bài viết tiếp theo.
Phê duyệt dự toán xây dựng công trình
Thẩm quyền phê duyệt dự toán xây dựng công trình theo quy định tại Điều 82 Luật Xây dựng 2014 (sửa đổi, bổ sung 2020), cụt thể như sau:
(1) Chủ đầu tư thẩm định các nội dung đối với bước thiết kế sau:
- Thiết kế FEED trong trường hợp thực hiện hình thức hợp đồng thiết kế - mua sắm vật tư, thiết bị - thi công xây dựng công trình;
- Thiết kế kỹ thuật trong trường hợp thiết kế ba bước;
- Thiết kế bản vẽ thi công trong trường hợp thiết kế hai bước;
- Bước thiết kế khác ngay sau bước thiết kế cơ sở trong trường hợp thực hiện thiết kế nhiều bước theo thông lệ quốc tế.
(2) Công trình xây dựng quy định tại khoản 1 Điều 83a Luật Xây dựng 2014 (sửa đổi, bổ sung 2020) còn phải được cơ quan chuyên môn về xây dựng thẩm định thiết kế xây dựng theo nội dung quy định.
(3) Công trình xây dựng có yêu cầu về phòng, chống cháy, nổ, bảo vệ môi trường, bảo đảm quốc phòng, an ninh phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho ý kiến hoặc thẩm duyệt theo quy định của pháp luật có liên quan.
(4) Đối với công trình xây dựng quy định tại mục (2), (3), cơ quan chuyên môn về xây dựng và cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
(5) Công trình xây dựng ảnh hưởng lớn đến an toàn, lợi ích cộng đồng phải được tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện năng lực hoạt động xây dựng thẩm tra thiết kế xây dựng về nội dung an toàn công trình, sự tuân thủ tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật làm cơ sở cho việc thẩm định.
(6) Chủ đầu tư phê duyệt bước thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở quy định tại mục (1). Chủ đầu tư được quyết định về việc phê duyệt đối với các bước thiết kế còn lại.
(7) Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an quy định về thẩm quyền, trình tự thẩm định, phê duyệt thiết kế xây dựng phù hợp yêu cầu đặc thù quản lý ngành đối với công trình xây dựng phục vụ quốc phòng, an ninh.
(Điều 14 Nghị định 10/2021/NĐ-CP)
Công trình xây dựng là một khái niệm rộng, bao gồm nhiều loại công trình với các mục đích, quy mô, và đặc điểm khác nhau.
Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu chi tiết về công trình xây dựng là gì và các cách phân loại công trình xây dựng phổ biến nhất hiện nay.
Công trình xây dựng là các cấu trúc được tạo ra thông qua quá trình thi công, xây dựng, và lắp đặt nhằm phục vụ các mục đích sử dụng cụ thể. Đây là một loại tài sản cố định và bao gồm các công trình như nhà ở, cầu đường, nhà máy, và hệ thống cấp thoát nước. Các công trình xây dựng không chỉ đáp ứng nhu cầu sinh hoạt, sản xuất, và dịch vụ của con người mà còn góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế và xã hội.
Dự toán xây dựng công trình là gì?
Khoản 1, Điều 135, Luật Xây dựng năm 2014 quy định dự toán xây dựng là chi phí cần thiết để xây dựng công trình, thực hiện gói thầu, công việc xây dựng được xác định trên cơ sở khối lượng tính toán từ thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công, yêu cầu công việc phải thực hiện và định mức, giá xây dựng.
Bên cạnh đó, Khoản 1, Điều 11, Nghị định 10/2021/NĐ-CP ngày 09/02/2021 của Chính phủ quy định chi tiết hơn về khái niệm dự toán công trình như sau:
"Điều 11. Nội dung dự toán xây dựng công trình
1. Dự toán xây dựng công trình là toàn bộ chi phí cần thiết dự tính để xây dựng công trình được xác định theo thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở hoặc thiết kế bản vẽ thi công trong trường hợp dự án chỉ yêu cầu lập Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng."
Từ các quy định trên, có thể hiểu dự toán xây dựng công trình là toàn bộ chi phí cần thiết dự tính để xây dựng công trình, thực hiện gói thầu, công việc xây dựng được xác định trên cơ sở khối lượng tính toán từ thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công (trong trường hợp dự án chỉ yêu cầu lập Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng), yêu cầu công việc phải thực hiện và định mức, giá xây dựng.
Chủ thể điều chỉnh dự toán xây dựng các dự án sử dụng vốn khác
Khoản 5, Điều 135, Luật Xây dựng năm 2014 quy định việc điều chỉnh dự toán xây dựng các dự án sử dụng vốn khác do người quyết định đầu tư, chủ đầu tư quyết định.
Nội dung dự toán xây dựng công trình
Căn cứ tại Khoản 2, Điều 135, Luật Xây dựng năm 2014 và Khoản 2, Điều 11, Nghị định 10/2021/NĐ-CP, nội dung dự toán xây dựng gồm chi phí về xây dựng, thiết bị, quản lý dự án, tư vấn đầu tư xây dựng, chi phí khác và dự phòng.
Các khoản mục chi phí này được xác định tương tự như các khoản mục chi phí tương ứng trong nội dung tổng mức đầu tư xây dựng, được trình bày cụ thể trong bài viết Nội dung chi tiết tổng mức đầu tư xây dựng.
a. Thế nào là vốn đầu tư công, vốn nhà nước ngoài đầu tư công
Vốn đầu tư công bao gồm: vốn ngân sách nhà nước; vốn từ nguồn thu hợp pháp của các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập dành để đầu tư theo quy định của pháp luật. (quy định tại Khoản 22, Điều 3, Luật Đầu tư công năm 2019).
Khoản 44, Điều 4, Luật Đấu thầu năm 2013 quy định vốn nhà nước bao gồm vốn ngân sách nhà nước; công trái quốc gia, trái phiếu chính phủ, trái phiếu chính quyền địa phương; vốn hỗ trợ phát triển chính thức, vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ; vốn từ quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp; vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước; vốn tín dụng do Chính phủ bảo lãnh; vốn vay được bảo đảm bằng tài sản của Nhà nước; vốn đầu tư phát triển của doanh nghiệp nhà nước; giá trị quyền sử dụng đất.
Dự án đầu tư sử dụng vốn nhà nước ngoài đầu tư công là dự án đầu tư sử dụng vốn nhà nước theo quy định của pháp luật về đấu thầu nhưng bao gồm vốn đầu tư công.