Khoản 1 Điều 3 Nghị định 86/2014/NĐ-CP quy định: Kinh doanh vận tải bằng xe ô tô là việc sử dụng xe ô tô vận tải hàng hóa, hành khách trên đường bộ nhằm mục đích sinh lợi; bao gồm kinh doanh vận tải thu tiền trực tiếp và kinh doanh vận tải không thu tiền trực tiếp.

Tổng cục Thuế chính thức thông tin về cách tính thuế xe công nghệ

Tổng cục Thuế cho biết quy định cách tính thuế mới nhằm thu thuế giá trị gia tăng theo đúng bản chất hoạt động kinh doanh, lái xe chỉ có trách nhiệm nộp phần thuế thu nhập cá nhân 1,5% (nếu thu nhập vượt quá 100 triệu đồng/năm) và sẽ không phải nộp 3% thuế giá trị gia tăng như hiện nay mà trách nhiệm nộp thuế sẽ thuộc về doanh nghiệp.

Tại Hội nghị Đối thoại về chính sách, thủ tục hành chính thuế và hải quan năm 2020, diễn ra sáng ngày 24/11 tại Hà Nội, đại diện Công ty TNHH Grab chia sẻ, thời gian qua đã rất tích cực chuẩn bị thực thi các quy định của Nghị định 126/2020/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý thuế, được Chính phủ ban hành ngày 19/10/2020.

Đại diện Công ty TNHH Grab đặt câu hỏi: “Với quy định trên, chúng tôi hiểu là từ ngày 5/12/2020, các công ty kết nối vận tải (như Grab, Be, Gojek) hoặc các hợp tác xã – là đối tác vận tải của công ty, sẽ phải chịu trách nhiệm khai thay và nộp thay thuế cho toàn bộ doanh thu của tài xế xe công nghệ. Cụ thể: Về thuế giá trị gia tăng (GTGT), các đơn vị hiện nay khai thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ với mức thuế suất 10% của doanh thu. Theo quy định trên, từ 5/12, tài xế sẽ phải nộp 10% thuế GTGT đầu ra như doanh nghiệp (thay vì mức hiện hành là 3% theo Thông tư 92/2015/TT-BTC ngày 15/6/2015 và Công văn 384/TCT-TNCN ngày 8/2/2017). Bên cạnh đó, đại diện Công ty đề nghị làm rõ vấn đề về mức thuế TNCN của tài xế xe công nghệ sẽ áp dụng theo Thông tư 92/2015/TT-BTC ngày 15/6/2015 (tức là 1,5% của mức doanh thu trên 100 triệu đồng/năm) hay thực hiện theo văn bản nào khác.

Giải đáp vấn đề này, ông Đặng Ngọc Minh – Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế khẳng định, mức thuế thu nhập cá nhân mà tài xế phải nộp sẽ không thay đổi so với trước đây.

Còn về thuế GTGT, đại diện Tổng cục Thuế cho biết, những qui định mới hoàn toàn phù hợp Luật Quản lý thuế và Luật Thuế giá trị gia tăng. Ngoài ra, theo qui định mới của ngành Giao thông vận tải, lĩnh vực kinh doanh vận tải taxi là lĩnh vực kinh doanh có điều kiện. Cá nhân không được tự kinh doanh, và doanh nghiệp sẽ là người chịu trách nhiệm kê khai thuế trên tổng số doanh thu thu được./.

bà Tạ Thị Phương Lan, Phó Vụ trưởng Vụ Quản lý thuế doanh nghiệp nhỏ, vừa và hộ kinh doanh, cá nhân (Tổng cục Thuế), đã có cuộc trao đổi với Pháp Luật TP.HCM.

Về trách nhiệm của hãng xe công nghệ trong việc phải thực hiện khai thuế VAT theo quy định của pháp luật, bà Lan giải thích: Các hãng xe công nghệ được xác định là hoạt động kinh doanh vận tải, không phải là hoạt động kinh doanh công nghệ. Vì thực tế các doanh nghiệp này giữ vai trò quyết định về giá vận tải, quyết định về các chính sách với khách hàng, chịu trách nhiệm giao dịch với khách hàng.

Do đó, các hãng xe công nghệ có trách nhiệm thực hiện các nghĩa vụ về pháp lý trong mọi lĩnh vực (bao gồm nghĩa vụ thuế) với cơ quan nhà nước, nghĩa vụ với khách hàng và các vấn đề liên quan đến tư pháp (nếu có). Điều này là đúng với bản chất hoạt động kinh tế phát sinh.

Theo Tổng cục Thuế, Nghị định 126 quy định nghĩa vụ khai thuế vat đối với hoạt động hợp tác kinh doanh là do doanh nghiệp thực hiện. Doanh nghiệp phải khai thuế VAT đối với toàn bộ doanh thu của hoạt động hợp tác kinh doanh.

“Đối với Grab là hoạt động kinh doanh vận tải, doanh nghiệp khai thuế vat theo phương pháp khấu trừ thì thuế suất thuế VAT là 10% và doanh nghiệp được khấu trừ thuế VAT đầu vào theo quy định” – Tổng cục Thuế cho hay.

/ Thuế khoán đối với hộ kinh doanh vận tải (chủ xe) bao gồm 2 loại thuế, thuế GTGT và thuế TNCN

Theo hướng dẫn tại phụ lục 1 thông tư số 92/2015/TT-BTC bạn thuộc trường hợp Sản xuất, vận tải, dịch vụ có gắn với hàng hoá, xây dựng có bao thầu nguyên vật liệu thuế GTGT có tỷ lệ chịu thuế là 3% thuế TNCN có tỷ lệ chịu thuế là 1,5%

Căn cứ tính thuế theo khoản 2 Điều 2 Thông tư 92/2015/TT-BTC dựa trên doanh thu tính thuế và tỷ lệ tính trên doanh thu.

Công thức tính và nộp thuế GTGT và thuế TNCN như sau:

Thuế GTGT: Doanh thu khoán x 3%

Thuế TNCN: Doanh thu khoán x 1.5%

Trên cơ sở các nhân kinh doanh tự khai dựa theo mức doanh thu khoán của năm trước năm tính thuế

Căn cứ khoản 2 Điều 1 Thông tư 92/2015/TT-BTC thì hộ kinh doanh có doanh thu từ 100 triệu đồng/năm trở xuống không thuộc đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng,không phải nộp thuế thu nhập cá nhân là doanh thu tính thuế thu nhập cá nhân của năm.

CỤC THUẾ TP HỒ CHÍ MINH ban hành công văn Số: 9873/CT-THNVDT V/v quản lý thuế đối với hoạt động kinh doanh vận tải nộp thuế theo phương pháp khoán thuế.

– Hộ, cá nhân kinh doanh vận tải nộp thuế theo phương pháp khoán thuế quy định tại điều 38 Luật quản lý thuế;

– Xã viên hợp tác xã là chủ phương tiện tự kinh doanh.

Hộ, cá nhân, xã viên hợp tác xã vận tải tự kinh doanh vận tải hướng dẫn tại công văn này thuộc đối tượng nộp thuế môn bài hàng năm; nộp thuế giá trị gia tăng và thu nhập cá nhân theo quý.

Căn cứ kết quả khảo sát của liên ngành: Cục Thuế thành phố – Sở Giao thông vận tải thành phố – Liên minh Hợp tác xã thành phố, mức doanh thu ấn định làm căn cứ tính thuế cho từng loại phương tiện vận tải được áp dụng từ ngày 01/01/2014, thay thế mức doanh thu ấn định tại công văn số 4175/CT-THNVDT ngày 29/5/2009 và công văn số 5185/CT-THNVDT ngày 01/7/2009 của Cục Thuế. Cụ thể như sau:

Mức doanh thu ấn định tháng từ 01/01/2014

Mức doanh thu ấn định quý từ 01/01/2014

– Xe đầu kéo vận chuyển container

3.2. Doanh thu vượt mức doanh thu ấn định

Hộ, cá nhân, xã viên hợp tác xã vận tải tự kinh doanh vận tải có doanh thu thực tế theo hóa đơn trong tháng/quý lớn hơn mức doanh thu ấn định, phải kê khai nộp thuế trên doanh thu thực tế.

Mỗi hộ, cá nhân, xã viên hợp tác xã vận tải tự kinh doanh vận tải được cấp mã số thuế phải nộp thuế môn bài theo quy định và chỉ nộp một môn bài, không phân biệt hộ, cá nhân, xã viên đó sở hữu nhiều phương tiện tham gia hoạt động vận tải.

Cơ sở xác định bậc môn bài: thực hiện theo hướng dẫn tại công văn số 252/CT-NV ngày 07/01/2003 của Cục Thuế. Trường hợp hộ, cá nhân, xã viên sở hữu từ hai phương tiện trở lên thì nộp thuế môn bài theo bậc 1.

Ví dụ 1: Hộ kinh doanh vận tải A là chủ phương tiện xe tải chở hàng trọng tải 11 tấn, mức thuế môn bài theo hướng dẫn tại công văn số 252/CT-NV ngày 07/01/2003 là 1.000.000 đồng (bậc 1).

Ví dụ 2: Cá nhân B là chủ phương tiện xe tải chở hàng trọng tải dưới 2,5 tấn, mức thuế môn bài theo hướng dẫn tại công văn số 252/CT-NV ngày 07/01/2003 là 300.000 đồng (bậc 4).

Ví dụ 3: Xã viên C là chủ 2 phương tiện gồm 01 xe tải chở hàng hóa trọng tải 10 tấn, 01 xe tải chở hàng hóa trọng tải 2,5 tấn, mức thuế môn bài theo cách xác định trên là 1.000.000 đồng (bậc 1)

Căn cứ tính thuế giá trị gia tăng là doanh thu ấn định hoặc doanh thu thực tế và tỷ lệ 3% trên doanh thu.

Ví dụ 1: Xã viên A, có một xe hoạt động vận tải hành khách loại trên 10 chỗ, trong quý không sử dụng hóa đơn hoặc có sử dụng hóa đơn, nhưng doanh thu trên hóa đơn thấp hơn 90.000.000 đồng/xe/quý (theo quy định về mức doanh thu ấn định đối với xe trên 40 chỗ), thuế GTGT phải nộp theo doanh thu ấn định là:

90.000.000 đồng/xe/quý x 3% = 2.700.000 đồng/quý

Ví dụ 2: Cũng với ví dụ trên nhưng doanh thu thực tế theo hóa đơn là 180.000.000 đồng/xe/quý, thuế giá trị gia tăng phải nộp là:

180.000.000 đồng/xe/quý x 3% = 5.400.000 đồng/quý

Thu nhập tính thuế trong kỳ tính thuế

Thu nhập tính thuế trong kỳ tính thuế

Thu nhập chịu thuế trong kỳ tính thuế

Thu nhập chịu thuế trong kỳ tính thuế

Tỷ lệ thu nhập chịu thuế ấn định

Căn cứ tính thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân (là doanh thu ấn định hoặc doanh thu vượt doanh thu ấn định) và tỷ lệ thu nhập chịu thuế ấn định được ban hành theo Thông tư số 111/2013/TT-BTC ngày 15/8/2013 của Bộ Tài chính là 15% trên doanh thu.

Về doanh thu thực hiện trong quý:

• Nếu doanh thu thực hiện nhỏ hơn doanh thu ấn định thì được tính theo mức doanh thu ấn định của từng loại phương tiện.

• Nếu doanh thu thực hiện lớn hơn doanh thu ấn định, thì được tính theo doanh thu thực tế.

Ví dụ: Cá nhân A có một xe hoạt động vận tải hành khách loại trên 40 chỗ, doanh thu thực tế theo hóa đơn là 200.000.000 đồng/quý, cá nhân A không có người phụ thuộc, thuế thu nhập cá nhân phải nộp theo quý là:

Thu nhập chịu thuế trong kỳ tính thuế:

200.000.000 đồng x 15% = 30.000.000 đồng

Mức giảm trừ gia cảnh cho cá nhân A:

9.000.000 đồng/tháng x 3 tháng = 27.000.000 đồng

Thu nhập tính thuế thu nhập cá nhân:

30.000.000 đồng – 27.000.000 đồng = 3.000.000 đồng

Thuế thu nhập cá nhân phải nộp (theo biểu thuế lũy tiến từng phần):

3.000.000 đồng x 5% = 150.000 đồng

b. Quyết toán thuế thu nhập cá nhân năm

Hộ, cá nhân, xã viên hợp tác xã phải đăng ký người phụ thuộc (nếu có) theo quy định tại Thông tư số 111/2013/TT-BTC ngày 15/8/2013 của Bộ Tài chính về thuế thu nhập cá nhân để giảm trừ gia cảnh khi thực hiện việc quyết toán thuế thu nhập cá nhân.

Căn cứ quyết toán thuế thu nhập cá nhân là doanh thu thực hiện trong năm, tỷ lệ (%) thu nhập chịu thuế tính trên doanh thu 15%, số người phụ thuộc giảm trừ gia cảnh, số thuế thu nhập cá nhân đã nộp, để xác định thuế thu nhập cá nhân còn phải nộp khi quyết toán.

Ví dụ: Hộ kinh doanh vận tải A, có nhiều phương tiện hoạt động vận tải hành khách, tổng doanh thu cả năm là 1.200.000.000 đồng, thuế thu nhập cá nhân đã nộp trong năm là 5.000.000 đồng, tỉ lệ thuế thu nhập chịu thuế trên doanh thu là 15%, hộ kinh doanh vận tải A có 1 người phụ thuộc, quyết toán thuế thu nhập cá nhân như sau:

Thu nhập chịu thuế tính tỉ lệ trên doanh thu:

1.200.000.000 đồng x 15% = 180.000.000 đồng

Mức giảm trừ gia cảnh cho hộ kinh doanh vận tải A và người phụ thuộc:

(9.000.000 + 3.600.000) đồng/tháng x 12 tháng = 151.200.000 đồng

Thu nhập tính thuế thu nhập cá nhân:

180.000.000 đồng – 151.200.000 đồng = 28.800.000 đồng

Thuế thu nhập cá nhân phải nộp theo biểu thuế lũy tiến từng phần là 5% (vì có mức thu nhập cả năm dưới 60 triệu đồng):

28.800.000 đồng x 5% = 1.440.000 đồng

Thuế thu nhập cá nhân còn phải nộp:

1.440.000 đồng – 5.000.000 đồng = -3.560.000 đồng

Như vậy hộ kinh doanh vận tải A sẽ làm thủ tục hoàn 3.560.000 đồng tiền thuế thu nhập cá nhân đã nộp lớn hơn số tiền thuế phải nộp.

Chi cục Thuế phổ biến nội dung đến các Hợp tác xã vận tải, cá nhân thuộc đối tượng áp dụng tại Công văn này. Quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc các Chi cục Thuế phản ánh, có đề xuất kịp thời về Cục Thuế để nghiên cứu hướng dẫn chung trên địa bàn thành phố.

Khi có văn bản hướng dẫn của Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế thì thực hiện theo văn bản của Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế./.