11/2001 - 1/2011 :  Bác sĩ điều trị khoa Thần kinh Bệnh viện Chợ Rẫy TP. HCM

Ths. Bác sĩ Đào Thị Thu Hương chuyên điều trị tâm thần

Bác sĩ Đào Thu Hương tốt nghiệp đại học Y dược Hồ Chí Minh chuyên ngành bác sĩ đa khoa vào năm 2018. Bác sĩ có 3 năm nội trú tại khoa tâm thần của đại học Y dược. Sau khi tốt nghiệp đại học, bác sĩ có đăng ký tham gia khóa học sau đại học tại nội khoa tâm thần đại học Y dược để lấy bằng thạc sĩ.

Về kinh nghiệm làm việc, bác sĩ Thu Hương đã có công tác tại khoa tâm thần của nhiều bệnh viện và phòng khám lớn, có thể kể đến một số bệnh viện như: bệnh viện Nguyễn Tri Phương, bệnh viện Tâm thần, phòng khám Hello Doctor, trung tâm Y khoa Vạn Hạnh.

So với nhiều bác sĩ chuyên khoa tâm thần khác, tuổi đời và tuổi nghề của Thạc sĩ bác sĩ Thu Hương còn rất trẻ. Song với sự nhiệt tình của tuổi trẻ và tình yêu nghề, bác sĩ luôn làm việc nỗ lực hết sức mình vì bệnh nhân. Bác sĩ thăm khám rất kỹ, đặc biệt luôn lắng nghe và giải đáp mọi thắc mắc của người bệnh. Các phương pháp điều trị các bệnh liên quan đến tâm thần như rối loạn tăng động, rối loạn lo âu, rối loạn giấc ngủ, rối loạn lưỡng cực,…đều dựa trên nguồn gốc phát sinh vấn đề. Nhờ đó mà hiệu quả điều trị bệnh của bác sĩ luôn được người bệnh đánh giá cao.

Ths. Bác sĩ Nguyễn Đào Uyên Trang chuyên khoa tâm thần

Cũng như bác sĩ Thu Hương, bác sĩ Uyên Trang bộ môn tâm thần tại đại học Y dược Tp. Hồ Chí Minh vào năm 2018 và ở lại nội trú 3 năm. Bác sĩ có tham gia khóa học sau đại học để nâng cao khả năng chuyên môn và nghiệp vụ để lấy bằng thạc sĩ.

Ths. Bác sĩ Uyên Trang chuyên khám và điều trị các bệnh liên quan đến tâm thần như: rối loạn giấc ngủ, rối loạn lo âu, trầm cảm, rối loạn lưỡng cực, rối loạn ám ảnh cưỡng chế,… Bác sĩ đã có kinh nghiệm công tác và làm việc với nhiều tổ chức, bệnh viện và đơn vị hoạt động trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe như: Công ty Wellcare, Youmed.vn, thành viên của chi hội y học giấc ngủ Việt Nam và giảng viên khoa Y trường đại học Nguyễn Tất Thành, trung tâm Y khoa Vạn Hạnh.

Trong điều trị các bệnh liên quan đến tâm thần, bác sĩ luôn giữ một thái độ ân cần và từ tốn. Luôn lắng nghe những tâm tư, tình cảm của bệnh nhân để xác định chính xác vấn đề người bệnh đang gặp phải. Nhờ đó mà hiệu quả điều trị bệnh tâm thần của bác sĩ đem lại cho người bệnh rất cao. Chắc chắn, bạn sẽ rất hài lòng khi được bác sĩ Uyên Trang khám và điều trị các bệnh liên quan đến tâm thần.

TS. Bác sĩ Võ Văn Sĩ chuyên khoa chấn thương chỉnh hình

Bác sĩ Võ Văn Sĩ có thâm niên nhiều năm trong khám và điều trị các bệnh liên quan đến chấn thương chỉnh hình. Bác sĩ tốt nghiệp khoa chấn thương chỉnh hình đại học Y dược Hồ Chí Minh vào năm 1981, tốt nghiệp chuyên khoa 1 vào năm 1989 và tốt nghiệp tiến sĩ năm 2014.

Bác sĩ đã hơn 35 năm công tác, điều trị và nghiên cứu trong chấn thương chỉnh hình. Ngoài ra, bác sĩ còn đóng góp công sức vào công tác bảo vệ sức khỏe người dân chống lại các bệnh liên quan đến cột sống. Bác sĩ Võ Văn Sĩ đã cộng tác với bệnh viện Quốc tế City để  điều trị các bệnh lý về cột sống cổ và lưng.

Với bề dày kinh nghiệm và trình độ chuyên môn cao, bác sĩ sẽ giúp người bệnh cải thiện tình trạng sức khỏe một cách tốt nhất. Nhờ đó mà chất lượng cuộc sống của người bệnh được đảm bảo, sức khỏe người bệnh tốt hơn rất nhiều và hoàn toàn có thể tham gia các hoạt động sinh hoạt.

Còn nhiều bác sĩ chuyên khoa tâm thần, thần kinh khác mà bạn có thể lựa chọn. Trên đây là top 10 bác sĩ điều trị tâm thần, thần kinh uy tín và nổi bật nhất tại Hồ Chí Minh. Nếu bạn đang gặp các vấn đề về tâm thần, thần kinh, bạn có thể lựa chọn các bác sĩ ở trên để thăm khám và điều trị. Chúc bạn luôn có một sức khỏe tốt nhất.

Hotline: 028.3535.4096 – 028.3535.4098

Mail: [email protected]

Trần Quốc Thảo, Phường 9, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh

"Đôi khi thật khó phân biệt giữa bệnh nhân và bác sĩ tâm thần”, thầy giáo của tôi - lúc đó là giảng viên trường Đại học Y Hà Nội - nói vui khi dạy môn Tâm bệnh học.

Ý của thầy là khi làm việc với bệnh nhân tâm thần lâu ngày thì cách giao tiếp, nói chuyện, thậm chí cử chỉ của bác sĩ, cũng giống bệnh nhân. Đó là lối nói chậm rãi, câu từ đơn giản, ngắn gọn, đôi khi lặp lại, và luôn kèm theo câu hỏi bệnh nhân có hiểu không. Bác sĩ phải làm như vậy để đảm bảo người bệnh hiểu và làm theo những gì mình nói, đồng thời cũng là cách để đánh giá mức độ tỉnh táo, minh mẫn và khả năng giao tiếp bằng lời của bệnh nhân.

Giảng xong, thầy hỏi "các em có hiểu không?" - chúng tôi cười ồ lên, đáp rằng: đây mới là ví dụ sinh động của bệnh nghề nghiệp.

Bệnh nghề nghiệp không phải là khái niệm xa lạ, đặc biệt là với một số ngành nghề đặc thù. Ví dụ người làm trong hầm lò có nguy cơ mắc bệnh về phổi, công nhân vệ sinh môi trường dễ mắc bệnh về da. Nhưng ít người để ý đến bệnh nghề nghiệp của nhà tâm lý hoặc bác sĩ tâm thần. Thông tư 15/2016 của Bộ Y tế thống kê 34 bệnh nghề nghiệp được hưởng bảo hiểm xã hội, chia vào năm nhóm. Tôi không thấy các bệnh liên quan đến tâm lý, tinh thần.

Những người làm các công việc liên quan đến tư vấn tâm lý, chữa trị tâm thần thậm chí còn được mặc định luôn giữ được sự sáng suốt, mạch lạc và tâm thế tĩnh trí, làm chủ mọi tình huống. Vì vậy mà khi bạn tôi - hiện làm công tác tham vấn học đường cho một trường quốc tế ở Hà Nội - chia sẻ trên trang cá nhân mong muốn tìm người tư vấn tâm lý cho mình, anh hầu như không nhận được thông tin hữu ích nào, ngoại trừ một loạt icon "haha" và các comment khen anh "khéo đùa".

Chuyên gia tâm lý cũng như bác sĩ tâm thần không miễn nhiễm với các vấn đề liên quan đếm tâm lý và tâm thần như buồn chán, lo âu, căng thẳng, trầm cảm... Như bao nghề nghiệp khác, họ cũng gặp phải những muộn phiền, áp lực... liên quan đến công việc.

Tôi vẫn nhớ những buổi giao ban chuyên môn ở một dự án tư vấn tâm lý trực tuyến cho thanh niên mà tôi tham gia nhiều năm trước. Đây là sinh hoạt hàng tuần, thậm chí hàng ngày để đánh giá hiệu quả hoạt động của từng tư vấn viên, nhằm cải thiện chất lượng dịch vụ.

Không ít buổi họp diễn ra trong nước mắt của những người được góp ý. Họ hoàn toàn có thể tổn thương bởi những yêu cầu quá nặng nề hoặc nhận xét ngoài chuyên môn, dù vô tình hay hữu ý.

Nhà tâm lý và các bác sĩ tâm thần cần hỗ trợ trong không ít vấn đề liên quan đến đạo đức nghề nghiệp - vốn không dễ quy định rõ ràng bằng giấy trắng mực đen, hoặc dễ rơi vào "tình ngay lý gian" do tính chất thiếu sáng suốt, mạch lạc của bên liên quan - là các bệnh nhân tâm lý, tâm thần. Đạo đức bao gồm nhiều khía cạnh, nhưng quan trọng nhất là không được lợi dụng tình trạng yếu thế và bị phụ thuộc của bệnh nhân để tư lợi và gây hại cho bệnh nhân.

Ví dụ, nhà tâm lý có thể cố tình kéo dài thời gian trị liệu để thu thêm tiền phí, hoặc có mối quan hệ tình cảm - tình dục với bệnh nhân trong thời gian tham vấn.

Theo hướng ít tiêu cực hơn, việc chưa thể giúp thân chủ giải quyết vấn đề cũng có thể khiến người làm tham vấn, trị liệu bị căng thẳng, đặc biệt là khi làm việc với những người có ý định tự tử hoặc ý tưởng làm hại người khác. Tiếp xúc quá nhiều với các vấn đề của thân chủ, đặc biệt là những vấn đề hết sức nhạy cảm và riêng tư, thậm chí gây sốc, có thể khiến nhà tâm lý bị ám ảnh.

Báo cáo gần đây của Bộ Y tế cho biết Việt Nam có khoảng 15 triệu người mắc bệnh rối loạn tâm thần từ nặng đến nhẹ, trong đó nhiều nhất là trầm cảm và lo âu. Trong khi đó, mạng lưới chăm sóc sức khỏe tâm thần ở Việt Nam vẫn còn thiếu về cả số lượng và chất lượng. Cả nước hiện có 605 bác sĩ tâm thần, đạt 0,62 bác sĩ/100.000 dân, trong khi chỉ số trung bình toàn cầu là 1,7, còn các nước thu nhập cao là 8,6.

Người mắc các bệnh lý liên quan đến tâm thần vốn thường bị kỳ thị và xa lánh nên hay giấu bệnh và cảm thấy xấu hổ khi người khác biết bệnh của mình. Với các bác sĩ tâm thần hay nhà tâm lý học, sĩ diện nghề nghiệp và áp lực từ sự kỳ thị của cộng đồng có thể làm cho họ giấu bệnh kỹ hơn. Và cũng như bất kỳ bệnh nào khác, bệnh càng để lâu càng khó chữa. Không phải ai cũng như người bạn kể trên của tôi - dũng cảm thừa nhận vấn đề của mình và công khai tìm kiếm sự hỗ trợ.

Chủ đề của Ngày Sức khỏe Tâm thần Thế giới 10/10 năm nay là "Ưu tiên cho sức khỏe tâm thần tại nơi làm việc". Một phần ưu tiên đó có lẽ nên dành cho những người làm tham vấn, trị liệu tâm lý để họ có cơ hội giải quyết vấn đề của chính họ, bởi cũng như các bác sĩ, họ không thể tự chữa cho mình.

Đây cũng là cơ hội để nâng cao chất lượng của đội ngũ bác sĩ tâm thần, chuyên gia tư vấn tâm lý vốn đang rất yếu và thiếu hiện nay.

Không giống như hầu hết các chuyên tâm lý học, bác sĩ tâm thần là bác sĩ y khoa có thể kê đơn thuốc. Bác sĩ tâm thần là một bác sĩ y khoa chuyên chẩn đoán, điều trị và phòng ngừa các tình trạng sức khỏe tâm thần và các vấn đề về cảm xúc. Các bác sĩ tâm thần được giáo dục và đào tạo y tế tổng quát về cơ thể, cũng như đào tạo về cách các tình trạng của cơ thể liên quan đến bệnh tâm thần và cảm xúc. Nhờ có quá trình đào tạo này, họ thường có đủ điều kiện nhất để hiểu tình trạng đau đớn về tinh thần và thể chất của bệnh nhân là do các yếu tố thể chất hay tâm lý. Là bác sĩ y khoa, bác sĩ tâm thần có thể kê đơn thuốc.

Các bác sỹ sức khỏe tâm thần làm việc trong các cơ sở chẳng hạn như: - Bệnh viện đa khoa và tâm thần - Cơ quan cộng đồng - Tòa án và nhà tù - Nhà dưỡng lão - Cơ sở công nghiệp, chính phủ và quân đội - Trường học và đại học - Các chương trình phục hồi chức năng - Phòng cấp cứu

Các bác sĩ tâm thần chẩn đoán và điều trị một loạt các tình trạng ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần và cảm xúc của một người. Họ có thể chẩn đoán, điều trị và giúp kiểm soát các tình trạng từ lo lắng, rối loạn ăn uống và trầm cảm đến tâm thần phân liệt, rối loạn lưỡng cực và lạm dụng chất kích thích. Các tình trạng này bao gồm: - Rối loạn lo âu - Rối loạn ăn uống - Trầm cảm - Tâm thần phân liệt - trong đó mọi người trải qua ảo giác, hoang tưởng, suy nghĩ và hành vi thất thường - Rối loạn lạm dụng chất gây nghiện - Rối loạn tăng động giảm chú ý - Rối loạn lưỡng cực - đặc trưng bởi tâm trạng, mức năng lượng và khả năng suy nghĩ rõ ràng - Rối loạn căng thẳng sau sang chấn (PTSD) - tình trạng đau khổ liên tục có thể do chiến đấu quân sự, các cuộc tấn công hoặc tai nạn trước đó gây ra - Rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD) - đặc trưng bởi những suy nghĩ không mong muốn, lặp đi lặp lại và thôi thúc.