Apec Việt Nam 2006
APEC Việt Nam 2017 là loạt hội nghị trong khuôn khổ Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương (APEC) diễn ra từ đầu tháng 12 năm 2016 đến tháng 11 năm 2017 tại Đà Nẵng, Việt Nam và các thành phố lớn khác như Hà Nội, Nha Trang, Vinh, Ninh Bình, Hạ Long (Quảng Ninh), Huế, Cần Thơ, Thành phố Hồ Chí Minh, Hội An (Quảng Nam) với chủ đề: "Tạo động lực mới, cùng vun đắp tương lai chung".[4]
Đánh giá của khách của Apec Mui Ne Oanh Victor Condotel
hotelmix.vn sử dụng những cookie thực sự cần thiết. Chúng tôi không thu thập cookie phân tích và tiếp thị.OK
Nhìn một cách tổng thể, xuất khẩu năm 2007 sẽ tăng, nhưng không quá đột biến, trong 5 năm tới có thể sẽ tăng từ 16 đến 20%, phấn đấu đến năm 2010, xuất khẩu hàng hoá đạt trên 80 tỉ USD. Lợi thế về nhân công rẻ và tài nguyên sẽ không còn là chỗ dựa vững chắc. Hoạt động xuất khẩu cần nhanh chóng chuyển sang dựa vào các điểm tựa là các nhân tố năng suất, chất lượng, hiệu quả, công nghệ thông tin, thương mại điện tử để nâng cao sức cạnh tranh.
1. Về quy mô và tốc độ tăng trưởng
Tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá hàng năm thời kỳ 1990-1999 đạt 20%; 2000-2006 là 19,3%, được xếp vào mức cao nhất khu vực, chỉ đứng sau Trung Quốc. Từ chỗ chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ so với tổng thu nhập quốc dân (24% GDP năm 1991), đến nay xuất khẩu đã chiếm 64,9%, đứng thứ 5 so với các nước trong khu vực Đông Nam Á, thứ 6 ở châu Á, thứ 8 trên thế giới. Nếu như năm 2000 tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam chỉ đạt xấp xỉ 14,5 tỉ USD, thì năm 2006 đã đạt 39,6 tỉ USD, gấp 2,7 lần năm 2000, đứng thứ 6/11 nước khu vực Đông Nam Á, 39/165 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới. Kim ngạch xuất khẩu hàng hoá bình quân đầu người năm 2006 gấp 2,5 lần so với năm 2000, tăng 20,7% so với năm 2005, đứng thứ 6 trong khu vực, thứ 25 ở châu Á, thứ 92 trên thế giới. Hệ số giữa tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá với tốc độ tăng GDP đạt hơn 2,7 lần.
Đóng góp của nhân tố tăng khối lượng xuất khẩu vào tăng kim ngạch xuất khẩu của cả nước đạt cao nhất trong năm 2004, có giảm đi trong năm 2005 và đã tăng trở lại trong năm 2006. Đây là dấu hiệu tích cực đối với xuất khẩu, lượng hàng hóa xuất khẩu tăng thể hiện quy mô sản xuất đã được mở rộng, là yếu tố giúp duy trì nhịp độ tăng trưởng xuất khẩu một cách bền vững (xem bảng 1).
Bảng 1: Kim ngạch xuất khẩu ba năm gần đây (%)
Trong giai đoạn từ năm 1990 đến 2006, xuất khẩu đã trở thành nhân tố quan trọng và là động lực chủ yếu của tăng trưởng kinh tế. Nhìn chung, nền kinh tế quốc dân đã được định vị theo hướng xuất khẩu và độ mở cửa là tương đối rộng.
2. Về chuyển dịch cơ cấu hàng hoá xuất khẩu
Cơ cấu xuất khẩu của Việt Nam trong 15 năm gần đây đã có sự thay đổi theo hướng tích cực. Tỷ trọng nhóm hàng nông - lâm - thủy sản đã giảm từ 52,2% năm 1990 xuống còn khoảng 20,5% năm 2006. Tỷ trọng xuất khẩu nhóm hàng công nghiệp và thủ công mỹ nghệ tương đối ổn định: 33,9% năm 2001; 40,4% năm 2004 và 39,0% năm 2006. Tỷ trọng nhóm hàng nhiên liệu, khoáng sản cũng dao động trong khoảng từ 21,6 % năm 2001 đến 24,7% năm 2005 và 23,4% năm 2006 (xem bảng 2).
Bảng 2: Cơ cấu xuất khẩu của Việt Nam thời kỳ 2001 - 2006 (%)
Nguồn: Báo cáo tổng kết của Bộ Thương mại 2005, 2006
Để thấy rõ hơn sự chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu, có thể quan trắc cơ cấu của hàng xuất khẩu chế biến. Theo cách phân tích này hàng xuất khẩu chế biến được chia thành 3 nhóm chính: (i) Ngành chế biến dựa vào nguồn tài nguyên; (ii) Ngành chế tạo công nghệ thấp sử dụng nhiều lao động và sản xuất các cấu kiện, công nghệ trung bình; (iii) Các ngành công nghệ cao, sử dụng nhiều vốn (xem bảng 3).
Bảng 3: Sự thay đổi cơ cấu xuất khẩu sản phẩm chế biến thời kỳ 1985 - 2004
1. Ngành chế biến dựa vào nguồn tài nguyên
2. Ngành chế tạo công nghệ thấp sử dụng nhiều lao động và sản xuất các cấu kiện, công nghệ trung bình
3. Công nghệ cao, sử dụng nhiều vốn
Nguồn: Ngân hàng Thế giới, năm 2005 và tính toán của tác giả
Trong điều kiện lợi thế về các yếu tố tự nhiên và lao động rẻ đang ngày càng giảm dần và mức độ cạnh tranh ngày càng gay gắt, thì sự chậm thay đổi cơ cấu hàng xuất khẩu theo hướng nâng dần tỷ trọng hàng công nghệ cao sử dụng nhiều vốn là một hạn chế lớn đối với tăng trưởng xuất khẩu của nước ta. Trong dài hạn, sự chậm trễ này sẽ làm giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế, giảm sức cạnh tranh và cải thiện cán cân thanh toán.
Nếu phân tích cơ cấu xuất khẩu của nước ta có tính đến cả mức độ giá trị tăng thêm, có thể thấy, tỷ trọng các mặt hàng tinh chế có giá trị gia tăng rất thấp, chỉ chiếm gần 30% (năm 2006).
Nhìn chung, cơ cấu xuất khẩu mặc dù đã có sự chuyển biến song tốc độ còn chậm. Tỷ trọng hàng xuất khẩu chế biến (công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp) còn quá khiêm tốn, trong khi hàng sơ chế và khoáng sản vẫn còn chiếm tỷ trọng lớn. Sự chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu, nhìn chung, chưa thật bền vững, còn chứa đựng nhiều yếu tố rủi ro. Cơ cấu xuất khẩu là một trong những hạn chế lớn nhất của nền kinh tế. Nếu không tăng nhanh tỷ trọng các mặt hàng chế biến, xét về dài hạn, tăng trưởng xuất khẩu sẽ khó có thể tiếp tục đà tăng cao như hiện nay.
Theo đánh giá của các chuyên gia, Việt Nam đang ở điểm xuất phát của Ma-lai-xia, In-đô-nê-xi-a và Thái Lan trong thời kỳ cuối thập kỷ 70 thế kỷ XX[1]. Nói cách khác, đằng sau những con số thể hiện sự tăng trưởng trung bình khá ấn tượng của xuất khẩu trong thời kỳ 1991-2004, có thể nhận thấy rằng, xuất khẩu của Việt Nam trong hơn một thập kỷ vừa qua vẫn chưa có những sự thay đổi về chất. Xuất khẩu mới chỉ dừng ở chỗ khai thác lợi thế so sánh sẵn có về tài nguyên và lao động rẻ, chưa khai thác lợi thế về công nghệ và vốn của quá trình tự do hoá thương mại thế giới. Điều này sẽ ảnh hưởng đến quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, hội nhập kinh tế và chứa đựng nhiều rủi ro khác như ổn định kinh tế vĩ mô, vì cán cân thương mại trong dài hạn sẽ khó được cải thiện.
3. Về cơ cấu xuất khẩu phân theo thành phần kinh tế
Có thể thấy một điểm tích cực là trước đây, tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu của khu vực FDI thường cao gấp 1,5 - 2 lần khu vực doanh nghiệp 100% vốn trong nước, song năm 2006, tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu của hai khu vực này (20,5 và 23,2%). Đây là kết quả của quá trình đầu tư chiều sâu, đổi mới công nghệ của khu vực doanh nghiệp trong nước. Tuy nhiên, nếu không có những bước đột phá cải cách rộng lớn và quyết liệt (nhất là đối với doanh nghiệp nhà nước) thì tăng trưởng xuất khẩu của ta sẽ rất khó khăn, đặc biệt trong bối cảnh các nước trong khu vực đang tích cực đẩy nhanh quá trình cải cách để thu hút vốn nước ngoài (xem bảng 4).
Bảng 4: Cơ cấu xuất khẩu phân theo thành phần kinh tế tham gia xuất khẩu
Nguồn: Số liệu của Tổng cục Thống kê và Bộ Thương mại
4. Về cơ cấu thị trường xuất khẩu
Đến năm 2006, thị trường xuất khẩu của Việt Nam đã được mở rộng đến 220 nước và vùng lãnh thổ. Từ chỗ chúng ta phải lệ thuộc hoàn toàn vào khu vực thị trường Đông Âu và Liên xô (cũ), từ năm 1991 đến nay, thị trường ngày càng được mở rộng từ ASEAN đến châu Á, châu Âu và châu Mỹ, châu Phi. Nếu như từ năm 2000 trở về trước thị trường xuất khẩu thị trường chủ yếu của nước ta chủ yếu ở khu vực châu Á, thì từ 2001 đến nay, thị trường đã được đa dạng hoá.
Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu vào thị trường châu Mỹ tăng đều trong 3 năm qua (từ 21,3% năm 2004 lên 23,2% năm 2006). Thị trường Hoa Kỳ vẫn là đối tác chính của Việt Nam về xuất khẩu với kim ngạch 8 tỉ USD, chiếm tỷ trọng 86,8%, các nước khác chỉ chiếm 13,2% trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá sang thị trường châu Mỹ.
Trong khi đó, mặc dù gặp rất nhiều khó khăn đối với xuất khẩu giày dép nhưng thị trường châu Âu vẫn duy trì được tỷ trọng 19-20% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước từ năm 2004 đến nay. Các nước EU chiếm tỷ trọng 89,2% kim ngạch xuất khẩu hàng hoá sang thị trường châu Âu (6,81 tỉ USD), tăng 23,5% so với cùng kỳ năm 2005.
Riêng châu Á, kim ngạch xuất khẩu chiếm tỷ trọng rất lớn so với các châu lục khác, bởi đây là thị trường lớn nhất từ trước tới nay. Ngoài ra, việc số liệu thống kê về xuất khẩu vào châu Đại Dương được tính gộp vào châu Á (kể từ năm nay) đã làm tăng thêm tỷ trọng của khu vực này (châu Đại Dương chiếm tỷ trọng 8,3% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước). Trong đó, khu vực Đông Bắc Á chiếm tỷ trọng 51,8%, đạt kim ngạch 10,79 tỉ USD; khu vực Đông Nam Á chiếm tỷ trọng 31,5%, đạt kim ngạch 6,56 tỉ USD; châu Đại Dương chiếm tỷ trọng 15,87%, đạt kim ngạch 3,3 tỉ USD... trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá sang thị trường châu Á (xem bảng 5).
Bảng 5: Cơ cấu thị trường xuất khẩu (%)
Nguồn: Tổng cục Thống kê và Bộ Thương mại
Cho đến nay, hàng Việt Nam đã thâm nhập được hầu hết vào các thị trường lớn. Sau khi Việt Nam gia nhập WTO, cơ hội để mở rộng thị trường xuất khẩu ngày càng lớn, việc tăng trưởng xuất khẩu của nước ta chỉ còn phụ thuộc vào năng lực sản xuất.
Tóm lại, có thể nói mặc dù cơ cấu xuất khẩu đã có sự thay đổi theo hướng tích cực trong thời gian qua, nhưng tốc độ chuyển dịch theo hướng đáp ứng yêu cầu biến đổi của thị trường và xu thế thế giới diễn ra còn chậm, tỷ trọng hàng thô, sơ chế vẫn còn cao. Tỷ trọng nhóm hàng chế biến công nghệ cao còn quá nhỏ bé. Những mặt hàng có tốc độ tăng trưởng nhanh và chiếm tỷ trọng lớn đều là những mặt hàng hoặc là hạn chế về các yếu tố cơ cấu như năng suất, diện tích, khả năng khai thác (nhóm nông, thuỷ sản và khoáng sản) hoặc là phụ thuộc quá nhiều vào công nghệ và nguyên liệu nhập từ bên ngoài, do đó giá trị gia tăng thấp (giày da và dệt may).
Những biểu hiện nêu trên chứng tỏ, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nói chung và cơ cấu xuất khẩu nói riêng còn chưa vững chắc. Vấn đề cơ cấu kinh tế sẽ còn chứa đựng nhiều nguy cơ làm chậm quá trình tăng trưởng.
Trong những năm qua, quá trình chuyển dịch cơ cấu thị trường ở nước ta diễn ra tương đối tốt. Tuy nhiên, sự chuyển dịch này chưa được định hướng trên một tầm nhìn dài hạn (chủ yếu mới chỉ là sự thích ứng với thay đổi của tình hình) nên đã bộc lộ những điểm yếu.
Việc tập trung quá lớn vào một số thị trường đã làm suy giảm khả năng thực hiện mục tiêu mở rộng thị trường mới, dẫn tới nguy cơ tự chúng ta đánh mất thị trường, khó có thể phát triển bền vững và duy trì tốc độ tăng trưởng cao trong dài hạn.
Với tỷ trọng nhóm hàng xuất khẩu chế biến hạn chế và chậm thay đổi như hiện nay, việc tăng trưởng xuất khẩu để cải thiện cán cân thương mại trong ngắn hạn là rất hạn chế. Bởi vì không thể tăng trưởng dựa vào các mặt hàng hạn chế về năng suất, khả năng khai thác, đánh bắt và phụ thuộc quá nhiều vào nguồn nguyên liệu nước ngoài.
Với giá trị gia tăng thấp như hiện nay, nếu không cải thiện năng lực cạnh tranh, chủ động nguồn nguyên liệu, trình độ công nghệ (còn thấp, lạc hậu với khu vực 1-2 thế hệ; với các nước tiên tiến 2-3 thế hệ), chất lượng lao động, giảm chi phí trung gian thì rất khó có thể tạo ra được những đột phá nâng cao chất lượng xuất khẩu và cải thiện cán cân thương mại.
Việc gia tăng xuất khẩu nhóm hàng công nghệ cao và sử dụng nhiều vốn, trước mắt có thể còn rất khó khăn nên phải nhanh chóng có chiến lược thực thi ngay từ bây giờ thì mới có thể xuất khẩu một cách bền vững và cải thiện cán cân thương mại trong dài hạn.
Toàn cầu hoá, khu vực hoá với tự do hoá thương mại là xung lực đang làm cho các quốc gia xích lại gần nhau hơn. Tuy nhiên, trong thương mại vẫn còn bị méo mó do can thiệp của các nước lớn. Từ tháng 2-2007, mặt hàng tôm Việt Nam, khi nhập khẩu vào Nhật, ngoài chất Chloramphenicol sẽ bị kiểm tra bổ sung 100% đối với chất AOZ. Nga cũng thông báo gạo Việt Nam không được cấp hạn ngạch nhập khẩu do mặt hàng này còn sót các chất độc hại sử dụng trong khâu canh tác. Chè Việt Nam có nhiều khả năng mất thị trường EU sau khi Anh và nhiều nước châu Âu (tháng 5- 2007) thông báo về dư lượng thuốc bảo về thực vật vượt ngưỡng cho phép nhiều lần. Cơ chế giám sát hàng dệt may Việt Nam mà Hoa Kỳ đang áp dụng đã và sẽ gây nên những thiệt hại khôn lường (đến tháng 6- 2007, các nhà nhập khẩu Mỹ chưa ký hợp đồng nhập cho quý III/2007 do việc áp dụng cơ chế này)... Như vậy rào cản kỹ thuật, rào cản môi trường (tiêu chuẩn về phương pháp sản xuất chế biến, kiểm dịch động thực vật, chứng chỉ chất lượng, các thủ tục đánh giá hợp chuẩn, yêu cầu về bao bì, đóng gói, nhãn sinh thái ...) được xem như “binh pháp” trong thương mại sẽ là những lá chắn mà thương nhân Việt Nam phải tính đến mỗi khi xuất ngoại. Trong đó, rào cản chống bán phá giá cũng sẽ là một lực cản không dễ gì vượt qua trong một sớm một chiều.
Nhìn một cách tổng thể, xuất khẩu năm 2007 sẽ tăng, nhưng không quá đột biến, trong 5 năm tới có thể sẽ tăng từ 16 đến 20%, phấn đấu đến năm 2010, xuất khẩu hàng hoá đạt trên 80 tỉ USD. Lợi thế về nhân công rẻ và tài nguyên sẽ không còn là chỗ dựa vững chắc. Hoạt động xuất khẩu cần nhanh chóng chuyển sang dựa vào các điểm tựa là các nhân tố năng suất, chất lượng, hiệu quả, công nghệ thông tin, thương mại điện tử để nâng cao sức cạnh tranh. Do đó, các giải pháp về xuất khẩu cần thực thi là:
1. Với mỗi thị trường, mỗi mặt hàng xuất khẩu phải có những nghiên cứu và giải pháp thật cụ thể, rõ ràng.
2. Công tác thị trường ngoài nước và hoạt động của thương vụ Việt Nam tại nước ngoài cần có những chuyển biến mạnh mẽ nhằm cung cấp kịp thời tình hình chính trị, thị trường, chính sách, biện pháp quản lý xuất nhập khẩu, rào cản....
3. Xóa bỏ những biện pháp mang tính trợ cấp, cần tìm ra các biện pháp hỗ trợ mới. Theo đó, đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại, hỗ trợ doanh nghiệp trong việc tìm kiếm đối tác, thị trường mới, mặt hàng mới, thâm nhập các kênh phân phối, tham dự hội chợ, triển lãm... được xem là những việc cần làm ngay.
4. Khả năng bị kiện hay trả đũa có thể sẽ gia tăng trong thời gian tới, vì vậy việc chuẩn bị và minh bạch hoá sổ sách, kế toán, theo dõi thông tin, phối hợp công bố thông tin, nhân lực am hiểu luật lệ, vận động hành lang, ngoại giao... sẽ là những vấn đề doanh nghiệp phải chuẩn bị.
5. Rà soát các thủ tục hành chính có ảnh hưởng tới hoạt động xuất khẩu của từng ngành hàng, từng doanh nghiệp... để có biện pháp xử lý kịp thời.
6. Xây dựng quy hoạch, chính sách và giải pháp để xây dựng các vùng sản xuất và cung ứng nguyên liệu tập trung, các vùng sản xuất lớn cho các ngành, doanh nghiệp sản xuất mặt hàng xuất khẩu.
7. Triển khai, phát triển nhanh công nghiệp phụ trợ để hỗ trợ cho các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu.
8. Xây dựng quy trình và thực thi các biện pháp quyết liệt để kiểm tra chất lượng hàng xuất khẩu nhằm nâng cao uy tín và chất lượng hàng xuất khẩu Việt Nam.
9. Đổi mới nhanh công nghệ, thiết bị, ứng dụng công nghệ sinh học, áp dụng quy trình kỹ thuật nghiêm ngặt để sản xuất sản phẩm xuất khẩu phù hợp các tiêu chuẩn quốc tế.
10. Đẩy mạnh việc xây dựng và quảng bá, đăng ký, bảo vệ thương hiệu nhằm duy trì vị thế của sản phẩm “Made in Vietnam“ trên trường quốc tế.
11. Phát huy vai trò của các sàn giao dịch điện tử để tiết kiệm chi phí, thời gian giao dịch, đẩy nhanh quá trình lưu thông.
12. Phát huy vai trò của Việt kiều trong việc quảng bá cho thương hiệu quốc gia và để hàng Việt Nam có thể lách chân vào các thị trường ngách.
[1] Năm 1996, tỷ trọng giá trị xuất khẩu của hàng chế biến trong tổng giá trị xuất khẩu của In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Phi-líp-pin và Thái Lan lần lượt là: 85,4%, 60,6%, 80,5% và 81,5%
Việt Nam đã tham gia APEC với tinh thần chủ động, tích cực, đóng góp trách nhiệm vào việc vun đắp tương lai chung về một cộng đồng châu Á - Thái Bình Dương hòa bình, ổn định, năng động, sáng tạo, gắn kết và thịnh vượng.
Ngày 15/11/1998, tại thủ đô Kuala Lumpur của Malaysia, Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên của Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) nhân Hội nghị liên Bộ trưởng Ngoại giao - Kinh tế APEC lần thứ 10.
Giây phút lịch sử này đánh dấu bước triển khai mạnh mẽ chính sách đối ngoại rộng mở, đa phương hóa, đa dạng hóa và hội nhập kinh tế quốc tế của Đảng và Nhà nước ta, tạo động lực cho tiến trình đổi mới và hội nhập của đất nước trong hơn 2 thập kỷ qua.
Tiếp theo việc trở thành thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) năm 1995, tham gia sáng lập Diễn đàn hợp tác Á - Âu (ASEM) năm 1996, việc tham gia APEC năm 1998 đánh dấu bước chuyển quan trọng trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam và là tiền đề để nâng hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta lên tầm toàn cầu với việc gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) vào năm 2007.
Đề cập tới lý do Việt Nam quyết định gia nhập APEC, nguyên Phó Thủ tướng Vũ Khoan từng khẳng định, triết lý đối ngoại của Việt Nam là luôn coi mình là một bộ phận của thế giới. Việt Nam sẵn sàng thi hành chính sách mở cửa, sẵn sàng gia nhập các tổ chức kinh tế quốc tế.
Bên cạnh đó, vào thời điểm cuối những năm 90, khi Việt Nam đã tiến hành công cuộc đổi mới hơn 10 năm, tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế khá cao, bình quân khoảng 8%. Trong khi đó thị trường trong nước với dân số đông, nhưng thu nhập hạn chế nên không gian phát triển hạn chế. Vì thế, các cơ quan chức năng xác định phải tìm mọi cách mở rộng thị trường và APEC là một trong những thị trường lớn của thế giới. Ngoài ra, cuối thập niên cuối cùng của thế kỷ 20, xu thế hội nhập, toàn cầu hóa phát triển rất mạnh, Việt Nam đã chọn con đường đi theo xu hướng này.
Là cơ chế hợp tác kinh tế hàng đầu tại châu Á – Thái Bình Dương, nơi hội tụ các trung tâm kinh tế, thương mại và công nghệ lớn toàn cầu, chiếm 38% dân số thế giới, đóng góp 62% GDP và gần 50% thương mại toàn cầu, APEC đã mang lại nhiều lợi ích về chiến lược, kinh tế, thương mại và đầu tư, góp phần thúc đẩy phát triển toàn diện của đất nước.
Hiện nay, APEC quy tụ 15 trên 31 đối tác chiến lược, đối tác toàn diện và là các đối tác kinh tế, thương mại quan trọng hàng đầu của Việt Nam. 13 trong số 17 Hiệp định thương mại tự do (FTA) Việt Nam đã ký kết là với thành viên APEC.
“APEC là diễn đàn quan trọng trong chính sách đối ngoại đa phương của Việt Nam. Hợp tác APEC trên các lĩnh vực tự do hoá thương mại và đầu tư, phát triển nguồn nhân lực chất lượng, cải cách cơ cấu, tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa, ứng phó với thiên tai, tăng cường kết nối… đã góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam”, Thứ trưởng Ngoại giao hồi năm 2017 Bùi Thanh Sơn nhấn mạnh.
Sau khi gia nhập APEC, vị thế của Việt Nam thay đổi, từ chỗ bị bao vây cô lập trở thành có vai trò, tiếng nói ngang hàng với nhiều trung tâm kinh tế hàng đầu thế giới trong việc xây dựng, định hình các luật lệ, quy tắc về kinh tế, thương mại khu vực.
Không chỉ thúc đẩy hợp tác đa phương, diễn đàn APEC cũng là kênh quan trọng để Việt Nam thúc đẩy quan hệ song phương, góp phần tạo đan xen lợi ích dài hạn và đưa quan hệ với các đối tác đi vào chiều sâu, củng cố môi trường hòa bình, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển đất nước.
Nổi bật là với vai trò chủ nhà năm APEC 2006, Việt Nam đã thúc đẩy thực chất quan hệ song phương với nhiều đối tác chủ chốt, đặc biệt là qua các chuyến thăm của các nhà lãnh đạo Trung Quốc, Hoa Kỳ, Nga, Nhật Bản, trong dịp Hội nghị Cấp cao APEC 2006. Thành công của các chuyến thăm song phương mang tính lịch sử và hàng chục cuộc hội đàm, tiếp xúc song phương dịp Tuần lễ Cấp cao APEC 2017 tiếp tục đặt nền móng nâng tầm quan hệ song phương của ta với nhiều đối tác trong khu vực.
Tham gia APEC và thực hiện các cam kết về mở cửa thương mại, đầu tư, thuận lợi hóa kinh doanh còn góp phần tạo động lực thúc đẩy cải cách trong nước, từng bước hoàn thiện thể chế chính sách, quy định phù hợp với các cam kết quốc tế; tạo tiền đề để Việt Nam tham gia vào những sân chơi rộng lớn và có mức độ cam kết cao hơn như WTO, các FTA, trong đó có những FTA thế hệ mới, tiêu chuẩn cao.
Nguyên Bộ trưởng Thương mại Trương Đình Tuyển cho rằng, đặc sắc của APEC là cơ chế không ràng buộc nên có thể đưa ra những ý tưởng thúc đẩy hội nhập rất mạnh dạn mà qua đó, các thành viên tiên phong có thể khai thác những ý tưởng táo bạo để phát triển, hiện thực hóa thành hành động.
Điều khác biệt của hợp tác APEC so với nhiều cơ chế khác chính là việc APEC đã mang đến những tiềm năng và cơ hội to lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam. Đối thoại giữa các nhà Lãnh đạo APEC với Hội đồng tư vấn doanh nghiệp APEC (ABAC) và Hội nghị thượng đỉnh doanh nghiệp APEC hàng năm là dịp quan trọng để cộng đồng doanh nghiệp đề xuất khuyến nghị lên các nhà Lãnh đạo, chủ động tham gia đóng góp xây dựng chính sách liên kết kinh tế khu vực, đồng thời tạo khuôn khổ để doanh nghiệp Việt Nam kết nối với các tập đoàn hàng đầu thế giới.
Nhìn lại chặng đường 25 năm Việt Nam tham gia APEC, có thể thấy quyết định gia nhập APEC năm 1998 là một quyết định chiến lược trong công cuộc hội nhập kinh tế quốc tế của đất nước, đặt nền tảng cho hội nhập toàn cầu và đóng góp vào sự phát triển của Việt Nam cũng như của khu vực.
Những đóng góp tích cực, trách nhiệm và hiệu quả vào tất cả các lĩnh vực hợp tác của Việt Nam đã để lại nhiều dấu ấn quan trọng trong tiến trình APEC.
Nổi bật nhất phải kể đến việc Việt Nam là một trong số không nhiều các nền kinh tế hai lần được các thành viên tín nhiệm ủng hộ đảm nhiệm vai trò chủ nhà các Năm APEC vào các năm 2006 và 2017. Cố Chủ tịch nước Trần Đại Quang vào thời điểm đó khẳng định, đây là sự “hiếm hoi” trong khu vực APEC. Sau 1 thập kỷ, Thế và Lực của Việt Nam đã khác rất nhiều.
Dưới sự chủ trì của Việt Nam, hai Hội nghị Cấp cao APEC Hà Nội năm 2006 và Đà Nẵng năm 2017 đều được đánh giá hết sức thành công, đạt những kết quả quan trọng, có ý nghĩa mang tính chiến lược đối với Diễn đàn APEC cũng như hợp tác, liên kết kinh tế tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Thậm chí, 2017 được đánh giá năm APEC thành công nhất sau 10 năm khi có sự tham dự của đông đủ các nhà lãnh đạo kinh tế khu vực APEC.
Tại Tuần lễ Cấp cao tháng 11/2006 tại thủ đô Hà Nội, lần đầu tiên các nhà Lãnh đạo APEC đã xác định triển vọng hướng tới hình thành Khu vực Thương mại tự do châu Á - Thái Bình Dương (FTAAP). Đây là quyết sách quan trọng, đặt nền móng cho tầm nhìn chiến lược về liên kết kinh tế toàn khu vực.
Cùng thời điểm đó, Việt Nam đã ghi dấu ấn với Chương trình hành động Hà Nội nhằm thực hiện các mục tiêu Bogor về tự do hóa thương mại và đầu tư; Gói biện pháp tổng thể cải cách APEC, các cam kết hợp tác về an ninh con người, phát triển nguồn nhân lực, cải cách cơ cấu, hỗ trợ các thành viên đang phát triển nâng cao năng lực hội nhập...
Tiếp đến, với bản lĩnh và trí tuệ, với quyết tâm và sự đồng lòng, Việt Nam đã tổ chức thành công xuất sắc Năm APEC 2017 với gần 250 sự kiện, đỉnh cao là Tuần lễ Cấp cao APEC lần thứ 25 tại thành phố biển Đà Nẵng năng động và hiện đại. Tại đây, Việt Nam đã đề xuất sáng kiến xây dựng tầm nhìn mới của APEC sau năm 2020 và thành lập Nhóm Tầm nhìn APEC.
Với vai trò Phó Chủ tịch Nhóm xây dựng Tầm nhìn APEC, Việt Nam chủ động đề xuất nhiều ý tưởng phù hợp với quan tâm chung nhằm tiếp tục đề cao vai trò của khu vực châu Á-Thái Bình Dương lấy người dân làm trung tâm, thúc đẩy phát triển bao trùm, bền vững, kết nối tiểu vùng, cải cách cơ cấu, kết nối con người, hợp tác kỹ thuật… Các ý tưởng và đề xuất của Việt Nam đã được lồng ghép trong văn kiện Tầm nhìn APEC đến năm 2040.
Có thể nói, thành công và những dấu ấn của hai lần đăng cai APEC khẳng định đóng góp chủ động, tích cực và hết sức trách nhiệm của Việt Nam trong tham gia định hình liên kết kinh tế khu vực, duy trì vai trò của châu Á-Thái Bình Dương là động lực của liên kết và tăng trưởng kinh tế toàn cầu.
Việt Nam cũng là một trong những thành viên tích cực nhất trong việc đề xuất các sáng kiến, dự án hợp tác, với gần 150 dự án. Nhiều sáng kiến do Việt Nam đề xuất được đánh giá thiết thực, đáp ứng quan tâm chung, nhất là về phát triển bền vững, bao trùm, phát triển nguồn nhân lực trong kỷ nguyên số, thúc đẩy kinh tế số…
Đặc biệt, trong 2021 – thời điểm dịch COVID-19 gây khó khăn cho hoạt động hợp tác, Việt Nam thể hiện là quốc gia tích cực, trách nhiệm với APEC, đưa ra nhiều sáng kiến, đóng góp quan trọng. Những ý kiến của Chủ tịch nước khi đó là Nguyễn Xuân Phúc đưa ra được các nhà lãnh đạo APEC đánh giá cao. Nổi bật trong đó là sáng kiến chia sẻ công bằng vaccine, kêu gọi các thành viên cam kết tự nguyện chuyển giao công nghệ sản xuất vaccine nhằm mở rộng quy mô sản xuất và cung ứng vaccine, hướng tới miễn dịch cộng đồng. Về phát triển, Việt Nam cũng đề ra các biện pháp rất mới, như đề nghị APEC có tầm nhìn và cách tiếp cận mới trong phục hồi kinh tế như thúc đẩy kinh tế số, thương mại điện tử, rỡ bỏ các rào cản thương mại để khôi phục sản xuất kinh doanh, tránh đứt gãy. Trong quá trình đó thì cần hỗ trợ các các nhóm yếu thế, các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Thứ ba, trong công tác điều hành hoạt động của APEC, Việt Nam đã khẳng định vai trò điều hành, thúc đẩy triển khai các chương trình hợp tác của APEC thông qua đảm nhiệm những vị trí quan trọng trong các cơ chế của Diễn đàn. Nổi bật là vai trò Giám đốc điều hành Ban Thư ký APEC (2005 - 2006), Chủ tịch nhóm ASEAN trong APEC, Chủ tịch/Phó Chủ tịch nhiều ủy ban, nhóm công tác quan trọng của Diễn đàn. Các doanh nghiệp Việt Nam cũng đóng góp và tham gia tích cực tại Hội đồng tư vấn kinh doanh APEC và Hội nghị Thượng đỉnh doanh nghiệp APEC. Riêng trong giai đoạn 2016 - 2018, Việt Nam đã đảm nhiệm vai trò Chủ tịch, Phó Chủ tịch 18 Ủy ban, nhóm công tác của APEC và ABAC, được các thành viên đánh giá cao.
Trong bối cảnh tình hình thế giới hiện nay có rất nhiều sự bất ổn, thách thức thì diễn đàn kinh tế APEC lần này sẽ là dịp để các nhà lãnh đạo của 21 nền kinh tế bàn thảo về các vấn đề thách thức này và các biện pháp để khắc phục, cũng như là sự phối hợp về chính sách giữa các nền kinh tế, làm thế nào để mang lại sự phục hồi kinh tế nhanh nhất, đồng thời bảo đảm nền kinh tế phát triển lành mạnh và vững mạnh trong thời gian tới.
Chuyến thăm tới Hoa Kỳ tham dự diễn đàn APEC năm nay của Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng cho thấy sự ủng hộ của Việt Nam đối với chủ nghĩa đa phương nói chung, cũng như đối với tiến trình APEC nói riêng.
Theo Đại sứ Việt Nam tại Hoa Kỳ Nguyễn Quốc Dũng, Việt Nam sẵn sàng phối hợp cùng với các nước thành viên để đưa tiến trình này phát triển hơn nữa, bảo đảm một sự phát triển kinh tế bền vững và đem lại những cơ hội mới, những thuận lợi mới và đặc biệt là những điều kiện để khắc phục những khó khăn, bất cập hiện nay, những bất ổn, những thách thức hiện nay do tình hình thế giới đang rất phức tạp đặt ra.
Năm 2023, Việt Nam đã tích cực ủng hộ, phối hợp chặt chẽ với Chủ nhà Hoa Kỳ, các thành viên APEC chủ chốt và các thành viên ASEAN trong APEC duy trì nguyên tắc thương mại - đầu tư tự do và mở của Diễn đàn, thúc đẩy đà hợp tác, liên kết kinh tế khu vực, thúc đẩy các nỗ lực ứng phó dịch bệnh, phục hồi kinh tế và tăng trưởng bền vững, bao trùm trong dài hạn, bảo đảm thành công của Năm APEC 2023; thúc đẩy đoàn kết và đề cao vai trò của ASEAN.
Việt Nam đã tham gia đóng góp tích cực vào các hoạt động và quan tâm chung của APEC, đóng vai trò tích cực trong triển khai Kế hoạch Hành động Aotearoa về Tầm nhìn APEC đến năm 2040 và tiếp tục phát huy các kết quả quan trọng của Năm APEC 2017. Đáng chú ý, Việt Nam là thành viên duy nhất tự nguyện báo cáo kết quả triển khai Kế hoạch Hành động Aotearoa trên cả 3 trụ cột…
Ông Matt Murray, quan chức cấp cao Vụ Đông Á - Thái Bình Dương thuộc Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cho rằng Việt Nam là một đối tác thực sự quan trọng với Hoa Kỳ trong APEC, khi đóng góp vào tất cả những nỗ lực và quy trình làm việc khác nhau trong suốt năm APEC.
“Hiện tại, Hoa Kỳ đang có sự quan tâm đặc biệt đến vai trò, vị trí của Việt Nam trong việc duy trì chuỗi cung ứng khu vực và toàn cầu. Hoa Kỳ và các thành viên đã và đang tiến hành một số cuộc họp và thảo luận khác nhau trong khuôn khổ APEC về cách thức đảm bảo chuỗi cung ứng trở nên linh hoạt hơn và Việt Nam thực sự đóng một vai trò to lớn tại đây”, ông Murray cho hay.
Có thể thấy, việc Việt Nam gia nhập APEC là quyết định có tầm nhìn chiến lược của Ðảng và Nhà nước. Cùng với việc gia nhập ASEAN, tham gia sáng lập ASEM và khởi động đàm phán gia nhập WTO, tham gia Hiệp định CPTPP, gia nhập APEC thể hiện hình ảnh một đất nước Việt Nam đổi mới, mở cửa, hội nhập quốc tế và đóng góp vào xu thế hòa bình, hợp tác và phát triển của khu vực và thế giới. Đây là cơ chế hợp tác kinh tế đầu tiên ở tầm châu Á - Thái Bình Dương mà Việt Nam tham gia kể từ khi thực hiện đường lối đổi mới, khẳng định quyết tâm triển khai đường lối đối ngoại rộng mở, đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ và hội nhập kinh tế quốc tế của Đảng.
Tổng hợp - Trình bày: Hồng Hạnh